Vẹn nguyên hơi thở truyền thống tại làng nghề Hòe Thị
Như nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội, bao năm qua, tiếng đe, tiếng búa chan chát đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn liền với nhịp sống của người dân làng Hòe Thị, quận Nam Từ Liêm mỗi ngày.
Xưởng rèn của vợ chồng anh Cương, chị Lan Anh nằm ở đầu làng. Là gia đình đã có truyền thống làm nghề nhiều đời, vậy nên anh chị vẫn luôn cần mẫn tay đe, tay búa trước bễ lò rực lửa, để duy trì nghề từ thời các cụ để lại.
Anh Vũ Định Cương, người dân tại làng dao kéo Hoè Thị, quận Nam Từ Liêm chia sẻ: "Nghề này là 'cha truyền, con nối', nhà tôi ba đời theo nghề. Tôi cũng là người thực hiện các công đoạn từ đầu đến cuối mỗi ngày, để kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt nhất".
Chị Nguyễn Thị Lan Anh, vợ anh Cương cho hay, nghề này vất vả, nhất là đối với phụ nữ. Mùa hè thì nóng nực, lúc nào chị cũng phải bịt kín để đỡ khói bụi và vẩy sắt bắn vào người. Hai vợ chồng chị thường làm theo các mẫu của khách đặt, hằng ngày cố gắng hỗ trợ nhau tối đa trong công việc.
Đã từng là nghề truyền thống của làng nhưng vài năm nay, số hộ theo đuổi công việc này như gia đình anh Cương không còn nhiều. Đặc biệt là với những người phụ nữ làm nghề như chị Lan Anh sẽ gặp không ít khó khăn. Nhưng để duy trì nguồn thu nhập chính cho gia đình, anh chị vẫn luôn phải cố gắng.
Gia đình ông Nguyễn Thắng cũng có nghề làm dao kéo từ nhiều đời. Hàng nhà ông làm ra chủ yếu cũng cấp cho các mối buôn các vùng và khách nội đô. Dù vài năm nay, lượng khách sỉ có giảm đi nhưng ông vẫn duy trì công việc, phần để giữ gìn nghề của các cụ , phần có thêm đồng ra đồng vào.
Ông Nguyễn Thắng chia sẻ: "Tôi làm nghề này từ rất lâu rồi, là nghề ông cha truyền lại từ nhiều đời. Tôi vừa sản xuất kéo vừa nhận sửa chữa. Được tiếp xúc với nghề từ bé, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tôi quyết định gắn bó với nghề - cũng là công việc mà mình yêu thích".
So với những sản phẩm làm hoàn toàn bằng thủ công trước đây, hiện tại sản phẩm của làng rèn Hòe Thị đã có sự hỗ trợ của máy móc nên cũng ngày càng đa dạng về chủng loại, đạt độ chính xác cao, mẫu mã cũng đẹp hơn trước.
Với những bà nội trợ, những con dao cán gỗ hay chiếc kéo được làm từ thép chắc chắn vẫn luôn là những vật dụng cần thiết trong căn bếp. Vậy nên cứ lâu lâu, nhiều khách hàng lại tìm qua nhà ông Thắng để mua dao, kéo phục vụ công việc bếp núc hàng ngày. Có những chiếc kéo của làng Hòe Thị cũng đã gắn bó với căn bếp của nhiều gia đình suốt những năm qua, hay hiện diện quen thuộc trong những cửa hàng may mặc, nhận sửa quần áo lân cận.
Dù có giá trị kinh tế không nhiều, làm dao kéo thủ công vất vả nhưng người dân làng Hòe Thị, quận Nam Từ Liêm vẫn giữ nghề. Giữa bao đổi thay của cuộc sống, người dân làng nghề Hòa Thị hôm nay vẫn luôn giữ tiếng đe, tiếng búa như hơi thở của làng nghề.


Ngày càng nhiều người ở mọi lứa tuổi coi sáng tạo nội dung là một công việc chuyên nghiệp trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi số ngày một mạnh mẽ.
Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, hương thảo dược phảng phất đã khiến cho con phố Đông y Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm như một nốt trầm mang đậm dấu ấn thời gian.
Gần chục năm nay, quán cà phê trong con ngõ nhỏ trên phố Yên Lãng (quận Đống Đa) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những bệnh nhân nghèo vào mỗi sáng cuối tuần. Đến đây, họ được khám bệnh và nhận thuốc miễn phí.
Thư viện Hạnh Phúc (huyện Đan Phượng) là nơi những người lớn tuổi thong thả tận hưởng thời gian thư thái, trẻ em háo hức khám phá thế giới qua từng trang sách.
Rong ruổi trên những con phố giữa lòng Hà Nội, trên những chiếc xe lọng đỏ, những người lái xích lô vẫn cần mẫn với công việc của mình. Ngày nắng cũng như ngày mưa, họ đã tạo nên nét đẹp rất riêng trong văn hóa du lịch của người Hà Nội.
Sau giờ hành chính, người dân đến Khoa Khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai vẫn không có vẻ gì là vội vã. Bởi họ biết, hàng ngày, bác sĩ tại đây đều khám bệnh bất kể ngày đêm.
0