Virus Marburg có tỉ lệ tử vong cao nhưng không dễ lây
Trao đổi với phóng viên Đài PT-TH Hà Nội, BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, virus Marburg lần đầu tiên được phát hiện trên người vào năm 1967. Một nhóm nghiên cứu bắt khỉ về phòng thí nghiệm, virus này đã lây từ khỉ sang người. Vụ việc xảy ra tại phòng thí nghiệm Marburg và Frankfurt, Đức và ở Belgrade, Nam Tư cũ (nay là Serbia), tỷ lệ tử vong khá cao. Khi đó, họ đã khoanh vùng và khống chế được vụ dịch này. Sau đó, tại châu Phi vẫn có những vụ dịch lẻ tẻ, được xác định lây từ động vật sang người.

"Đặc điểm của virus này là khi nhiễm bệnh tỷ lệ tử vong khá cao, có thể lên đến 80%. Với người bị lây nhiễm thì cực kỳ nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong rất cao. Còn với cộng đồng vì bệnh do virus Marburg gây ra không có nhóm triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nên khó có thể lan rộng mạnh mẽ như những bệnh có nhóm triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Ngoài ra, khi nhiễm virus Marburg, bệnh nhân thường nặng, nằm bệt một chỗ nên sẽ khó lây hơn, nhất là trên phạm vi vùng, quốc gia. Nhìn chung, tỉ lệ lây virus Marburg thấp hơn so với nhóm bệnh có thời gian ủ bệnh dài hoặc bệnh không có triệu chứng" - BS. Cấp cho biết.
Biểu hiện của bệnh do virus Marburg cũng giống như các sốt virus thông thường có sốt, đau đầu, buồn nôn tuy nhiên sau đó tiến triển nặng nhanh chóng, rối loạn đông máu, có thể suy đa phủ tạng, tử vong. Nguy cơ tử vong tương đối nhanh, tương tự như virus Ebola, có thể tử vong sau một vài ngày. Bệnh cũng chưa có thuốc điều trị, chưa có vaccine.
Nhưng người nhiễm virus Marburg thường có triệu chứng và được cách ly theo quy định. Vì vậy khả năng bị lây của người Việt Nam do tiếp xúc từ người cũng thấp.
Virus Marburg lây truyền thông qua tiếp xúc ngoài da, tiếp xúc với các bề mặt vật dụng có virus, lây qua dịch tiết như máu hoặc tiếp xúc gần bệnh nhân. Chính vì vậy, việc tránh tiếp xúc với người mắc bệnh và vệ sinh bề mặt bị vấy bẩn rất quan trọng, bên cạnh việc đeo khẩu trang phòng bệnh... Người dân cũng cần thường xuyên theo dõi, cập nhật các khuyến cáo của ngành y tế để chủ động phòng chống căn bệnh này - BS Cấp khuyến cáo.
Việt Nam là quốc gia thứ 43 trên thế giới làm chủ công nghệ tiên tiến loại bỏ khối u không cần dao mổ, với phương pháp sử dụng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm.
Bộ Y tế đang tiếp tục yêu cầu các bệnh viện triển khai bệnh án điện tử, nhấn mạnh đây là nhiệm vụ trọng tâm, phải hoàn thành trong tháng 9 năm nay.
Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận gần 2.000 ca mắc sởi từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó hơn 60% chưa được tiêm chủng hoặc chưa đến tuổi tiêm đã mắc bệnh.
Bộ y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các biện pháp để tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ.
Liên quan đến việc 29 học sinh ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận 7 có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn bữa trưa ngày 9/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguyên nhân.
Hệ thống y tế cơ sở ở Hà Nội đang khẩn trương ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh tại cộng đồng, trước nguy cơ "dịch chồng dịch" khi số ca mắc sởi, tay chân miệng và cúm mùa liên tục gia tăng.
0