Virus corona mới HKU5 hiện không gây nguy hiểm cho con người
Đây là đánh giá được Trưởng phòng thí nghiệm công nghệ sinh học nano, vi sinh vật học và virus học Đại học Tổng hợp Novosibirsk Sergei Netesov đưa ra ngày 26/2.
Nhà khoa học này cho biết, HKU5 được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2006. Tài liệu khoa học mô tả rằng, ở một loại virus, protein S có vùng tương tác với cùng các thụ thể trên tế bào người như virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh, hiện vẫn chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virus này ở người.
Ông lưu ý rằng, loài dơi được phát hiện có thể mang hàng trăm loại bệnh khác nhau, nhưng chỉ một số trong số chúng có thể gây bệnh cho con người. Điều này có nghĩa là mức độ nguy hiểm của loại virus mới được phát hiện đối với con người chưa rõ ràng.

Trước đó, các nhà khoa học Trung Quốc giải thích rằng, loại virus này lần đầu tiên được phát hiện ở một con dơi Nhật Bản ở Hồng Kông. Họ lưu ý, HKU5 có thể lây nhiễm vào tế bào người, nhưng khuyến cáo không nên hoảng sợ về điều này.
Trong khi đó, Cơ quan giám sát tiêu dùng Nga Rospotrebnadzor tuyên bố đang theo dõi các thông tin về chủng virus corona mới. Các chuyên gia của cơ quan này đang nghiên cứu và cho rằng nguy cơ lây truyền HKU5 từ động vật sang người là thấp.
Trong đại dịch Covid-19 từ năm 2020 cho đến nay, Nga đã trải qua nhiều đợt bùng phát, khoảng 25 triệu người đã mắc bệnh do virus corona. Trong đó có hơn 404.000 người tử vong do biến chứng.
Theo TTXVN


Bệnh viện Thống Nhất ngày 9/5 cho biết, Khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân P.T.H (56 tuổi, ngụ quận Tân Bình) nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở khi đang chơi pickleball.
Một trong những định hướng lớn mang tính đột phá đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh gần đây là: "Phấn đấu để mỗi người dân được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần mỗi năm và tiến tới miễn viện phí toàn dân".
Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32 - Viet Nam Medipharm 2025 đã diễn ra vào sáng 8/5 tại Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao về tiềm năng phát triển lĩnh vực y dược tại Việt Nam.
Nhiều người đang lấy cơ thể của mình ra để làm vật thí nghiệm mà không biết. Có bệnh là lên mạng hỏi và chữa theo các phương pháp mà cộng đồng mạng chỉ cho, đa số là chưa được khoa học kiểm chứng. Chỉ đến khi bệnh chuyển nặng họ mới tới gặp bác sĩ ở bệnh viện, khi ấy đã quá muộn.
Mô hình ngân hàng sữa mẹ đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non tại Uganda trong vài năm gần đây.
Bệnh viện Phổi Trung ương vừa ghép phổi thành công cho hai bệnh nhân mắc bệnh phổi giai đoạn cuối, mang đến cho họ một cuộc đời mới.
0