Vinh danh 115 tác phẩm đạt Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI

(HanoiTV) - Tối 21/6, Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI, năm 2021 - Giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước, đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ.

>> Xem toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi lễ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải cho các tác giả đạt giải A

Qua 16 năm tổ chức, đến nay Giải Báo chí quốc gia tiếp tục nhận được sự tham gia đầy đủ, tích cực, hào hứng của 18 liên chi hội và 35 chi hội trực thuộc. Và đây là năm thứ 5 liên tiếp Giải có sự góp mặt của đầy đủ 63 hội nhà báo tỉnh, thành phố.

Giải năm nay cũng nhận được 1.911 tác phẩm, ở mức cao thứ hai trong các mùa giải báo chí, trong đó có 1.761 tác phẩm đủ điều kiện dự vòng sơ khảo.

Trong số 152 tác phẩm được vào chung khảo, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia năm 2020 đã lựa chọn được 115 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải; trong đó có 10 Giải A, 22 giải B, 48 giải C, 35 giải Khuyến khích.

Cụ thể, giải A thể loại Tin, bài phản ánh, phỏng vấn (Báo in) thuộc về loạt 4 bài: "Gây dựng 'sếu đầu đàn' cho nền kinh tế" của nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, Bùi Thị Lan (Tô Hà), Phạm Việt Hải, Tấn Nguyên - Liên chi hội nhà báo Báo Nhân Dân.

Giải A thể loại Xã luận, Bình luận, Chuyên luận (Báo in) được trao cho loạt 5 bài: "Xây dựng và chỉnh đốn Đảng - gốc có vững cây mới bền" của nhóm tác giả: Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thành, Công Hoan, Nguyễn Minh Tuấn - Chi hội nhà báo Báo Tiền Phong.

Ở thể loại Phóng sự, Phóng sự điều tra, Bút ký báo chí, Ghi chép (Báo in), giải A thuộc về loạt 5 bài: "Vén bức màn bí ẩn Câu lạc bộ Tình Người mang màu sắc 'ma mị' giữa Thủ đô của nhóm tác giả Trần Thanh Bình, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Hoàng Chiến, Nguyễn Công Khanh, Đào Xuân Ngọc - Chi hội nhà báo Báo Đại Đoàn Kết.

Ở thể loại Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp (Phát thanh), giải A đã được trao cho tác phẩm: "Những ngày không quên!" của nhóm tác giả Nguyễn Vũ Duy, Bùi Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Minh Hạnh - Liên chi hội nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.

Thể loại Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký (Phát thanh), Giải A đã được Ban Tổ chức trao cho loạt 4 bài: "Vỉa hè đang thực sự nuôi ai?" của nhóm tác giả Trang Công Tiến, Phạm Trung Tuyến, Nguyễn Hữu Thịnh, Chu Trung Đức, Nguyễn Hải Bằng - Liên chi hội nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ở thể loại Tin, phóng sự, ký sự (Truyền hình), tác phẩm: "HTV Từ tâm dịch" của nhóm tác giả Lương Vũ Phong, Trường Giang, Minh Tấn, Nguyễn Trường - Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất sắc giành giải A.

Thể loại Bình luận, giao lưu, tọa đàm (Truyền hình) có một giải A thuộc về tác phẩm: "Nơi kết thúc là nơi bắt đầu" của nhóm tác giả Chí Thông, Tấn Tài, Trường Giang, Bích Phương, Ngọc Quí - Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

Vinh danh giải A ở thể loại Phim tài liệu truyền hình là tác phẩm: "Ranh giới" của nhóm tác giả Tạ Quỳnh Tư, Kiều Viết Phong - Liên chi hội nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.

Đối với thể loại Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến (Báo điện tử), loạt 5 bài:"Giải phóng" đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần "cuộc cách mạng" quyết liệt hơn" của nhóm tác giả Võ Hoàng Long, Hoàng Thị Phương Trang, Võ Mạnh Hùng, Vũ Thị Bích Hằng, Phạm Thanh Trà - Báo điện tử VietnamPlus, Liên chi hội nhà báo Thông tấn xã Việt Nam giành giải A.

Loạt 5 bài: "Kinh hoàng những chiêu trò tàn sát thú rừng" của tác giả Đỗ Doãn Hoàng (Lãng Quân) - Chi hội nhà báo Báo Nông thôn ngày nay giành giải A thể loại Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (Báo điện tử).

Thể loại Ảnh đơn, phóng sự ảnh, nhóm ảnh không có giải A.

Theo nhận định của Hội đồng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021, các tác phẩm tham dự Giải Báo chí quốc gia đã phản ánh chân thực, kịp thời, đậm nét các sự kiện chính trị của đất nước năm 2021, cũng như nêu bật được các nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, khơi thông nguồn lực đầu tư, hướng tới mục tiêu duy trì tăng trưởng và phục hồi kinh tế; công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực...

Nhiều tác phẩm đã cho thấy hiệu quả tác động xã hội tốt, được các cơ quan chức năng tiếp thu, giải quyết, dư luận xã hội đánh giá cao về vai trò phát hiện, phản biện, đấu tranh, phê phán cũng như biểu dương, xây dựng của báo chí.

Đặc biệt, mảng đề tài liên quan đến đại dịch Covid-19 chiếm tỉ lệ cao ở tất cả loại hình báo chí. Nhiều tác phẩm chân thực, xúc động, lay động lòng người, thể hiện sự dấn thân của phóng viên, nhà báo, có tính lan tỏa cao trong xã hội.

Đã có 152 tác phẩm vào chung khảo và hội đồng đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn 115 tác phẩm để trao giải; trong đó có 10 giải A, 22 giải B, 48 giải C, 35 giải khuyến khích để trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI năm 2021.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ lại quy định về quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân trong Dự thảo bổ sung, sửa đổi Hiến pháp 2013.

Việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 sẽ được hoàn thành vào ngày 5/6/2025.

Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng, đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” và khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2025 vào tối 13/5.

Tại phiên thảo luận chiều 13/5, ý kiến ĐBQH bày tỏ sự đồng tình với việc ban hành Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt luật hóa tinh thần "chấp nhận rủi ro" trong nghiên cứu khoa học.

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các công việc, nhất là việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ.

Các đại biểu đề nghị thống nhất, dữ liệu cá nhân được sử dụng để chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu phát triển, cần bảo đảm không xâm phạm đời tư cá nhân.