Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đổi với quần đảo Hoàng Sa

Ngày 05/8/2021, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc thông báo tập trận quân sự tại một khu vực ở Biển Đông trong đó có quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đổi với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn hoạt động vi phạm tương tự làm phức tạp thêm tình hình biển Đông.
Trả lời câu hỏi đề nghị bình luận về ngoại giao vaccine của các nước lớn trong khu vực Đông Nam Á, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp với nhiều biến chủng nguy hiểm trên thế giới và ngay tại trong khu vực của chúng ta, việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nguồn lực, vaccine và quy trình sản xuất vaccine, thuốc điều trị cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển là hết sức cần thiết và góp phần quan trọng vào việc phòng, chống đại dịch trên phạm vi toàn cầu. Mọi sự giúp đỡ của các nước, các đối tác và cộng đồng quốc tế trong công cuộc phòng chống đại dịch này đều đáng quý và đáng trân trọng. Việt Nam cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các nước, các đối tác và các tổ chức quốc tế trong cuộc đấu tranh phòng chống lại đại dịch Covid-19.


"Nếu như báo cáo chính trị là ngọn đuốc soi đường, thì báo cáo kinh tế - xã hội phải là cẩm nang hành động", Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ trong buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng ngày 17/3.
Việc sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện sẽ giúp giảm bớt sự cồng kềnh trong hệ thống hành chính, điều này đòi hỏi công tác chọn lựa nhân sự lãnh đạo cấp xã phải hết sức cẩn trọng.
Trong buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV phải là cẩm nang hiện thực hóa mục tiêu phát triển với giải pháp cụ thể để tăng trưởng kinh tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội, Đại hội XIV của Đảng, đảm bảo phải thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung quan trọng về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy vào sáng nay (17/3).
Hệ thống lý luận của Đảng cần có cách làm mới, đột phá trong nhận thức, khơi dậy, phát huy mạnh mẽ sức mạnh, tinh thần và ý chí con người Việt Nam.
0