Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Ngày 08/4/2021, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cung cấp bình luận của Việt Nam trước việc một số nhãn hàng nước ngoài sử dụng bản đồ có đường chín đoạn phi pháp trên website bản tiếng Trung, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá những nội dung trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế đều không có giá trị, không thể thay đổi được thực tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đỏa Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng như thực tế vấn đề Biển Đông.
Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.
Trả lời câu hỏi đề nghị cung cấp thông tin về thủ tục nhập cảnh đối với người đã được tiêm vaccine phòng Covid-19, Người Phát ngôn, Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định riêng về thủ tục nhập cảnh đối với người đã được tiêm vaccine phòng Covid-19.
Trong bối cảnh “hộ chiếu vaccine” đã bắt đầu được một số nước trên thế giới áp dụng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp, nghiên cứu, đánh giá và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp đối với vấn đề này.
Bộ Ngoại giao đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tìm hiểu, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn của các nước nhằm nghiên cứu, đề xuất chính sách xuất nhập cảnh phù hợp, hướng tới mục tiêu kép vừa chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội./.


Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thực hiện nghi thức chào và tô son cột mốc 1116 tại Lạng Sơn vào sáng 16/4.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết sẽ bố trí cán bộ, công chức, viên chức và biên chế theo hướng cơ bản bố trí cán bộ, công chức, viên chức, toàn bộ biên chế cấp huyện, cấp xã hiện nay về cấp xã.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Quốc hội đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến nhân dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp, trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mục đích lớn nhất khi xây dựng hệ thống chính quyền địa phương hai cấp là chuyển đổi trạng thái từ thụ động sang tích cực, chủ động phục vụ nhân dân.
Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9, sáng 16/4 tại Lạng Sơn, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thực hiện nghi thức chào và tô son cột mốc 1116.
0