Việt Nam thuộc top 30 nước tăng trưởng thương mại cao nhất
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 683 tỷ USD, đưa Việt Nam đứng thứ 20 về xuất khẩu với kim ngạch khoảng 352 tỷ USD và top 23 thế giới về nhập khẩu với kim ngạch khoảng 331 tỷ USD.
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 14,3% và nhập khẩu tăng 16,7%, dẫn đến thặng dư thương mại 24,77 tỷ USD.
Dù đạt được thành tựu ấn tượng khi lọt vào top 30 quốc gia có tăng trưởng thương mại cao nhất thế giới, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động.
Để duy trì đà tăng trưởng, Việt Nam cần tập trung nâng cao giá trị sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ sản xuất. Doanh nghiệp cần đầu tư vào quy trình sản xuất sạch, thân thiện môi trường, đồng thời nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe để giữ vững vị thế trên thị trường; đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm chủ động nguồn nguyên liệu, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các quốc gia khác.


Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy bởi quy định này mang nặng tính hình thức, gây lãng phí chi phí, thời gian và cả cơ hội kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp tại TP. HCM đã chủ động tham gia chương trình "tick xanh trách nhiệm" để đảm bảo hàng hóa có chất lượng ổn định khi đến tay người tiêu dùng.
Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp giữ vững lợi thế cạnh tranh, gia tăng xuất khẩu trong giai đoạn mới.
Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) vừa công bố nhận chuyển nhượng toàn bộ 79% cổ phần tại CTCP Giải pháp Công nghệ Thông tin VinIT từ CTCP Vinhomes.
Quyền quyết định cho vay không tài sản bảo đảm, lãi suất đặc biệt 0%/ năm có thể được chuyển từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.
Thị trường chứng khoán khởi sắc mạnh mẽ trong phiên giao dịch 20/5 với gần 19 điểm tăng cho chỉ số, đáng chú ý cổ phiếu VIC tăng trần lên 91.500 đồng/cổ phiếu.
0