Việt Nam là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Na Uy
Năm 2024, Na Uy đã xuất khẩu 2,8 triệu tấn hải sản ra thế giới, đạt tổng giá trị 16,5 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nổi lên như một trong những thị trường quan trọng với hơn 72.000 tấn hải sản nhập khẩu từ Na Uy, trị giá khoảng 252 triệu USD, tăng 20% về giá trị và 16% về sản lượng so với năm trước.
Tại sự kiện Food and Hospitality Expo diễn ra ở Hà Nội, nhiều doanh nghiệp thủy sản hàng đầu của Na Uy đã tham dự, thể hiện mong muốn thúc đẩy hợp tác với các đối tác quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Ông Christian Valland Sivertsen, Giám đốc Salmar Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đã có mặt tại Việt Nam gần 10 năm và mong muốn tiếp tục mở rộng hoạt động. Ông nhấn mạnh việc cung cấp các sản phẩm có kích cỡ lớn hơn nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, bởi hiện tại, trọng lượng cá hồi được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng vụ thu hoạch của Salmar.
Theo Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC), xuất khẩu hải sản Na Uy sang Việt Nam năm 2024 đã đạt mức kỷ lục, phản ánh nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm hải sản chất lượng, có nguồn gốc bền vững.
Bà Ashild Nakken, Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Hội đồng Hải sản Na Uy khẳng định, Việt Nam là thị trường trọng điểm mà Na Uy tiếp tục tập trung phát triển. Bà nhấn mạnh lợi thế của hải sản Na Uy khi được nuôi trồng trong môi trường nước lạnh, sạch và bền vững, đồng thời bày tỏ kỳ vọng vào việc gia tăng xuất khẩu cá hồi và các loại hải sản vỏ cứng sang Việt Nam.
Xuất khẩu cá hồi Na Uy sang Việt Nam năm 2024 đã vượt 24.000 tấn, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiêu thụ hải sản Na Uy lớn nhất Đông Nam Á.
Việt Nam cũng xếp thứ năm trong nhóm các thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu đối với hải sản Na Uy, với tổng giá trị tăng 452 triệu NOK (tương đương tăng 20%), chỉ đứng sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Hà Lan.
Bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho biết, nhiều công ty Na Uy đang hoạt động tại Việt Nam tập trung vào phát triển chuỗi cung ứng hải sản và cải thiện giá trị nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng tham gia cung cấp thiết bị và dược phẩm sản xuất vaccine cho cá, mở ra cơ hội lớn để mở rộng ngành thủy sản Na Uy tại Việt Nam.
Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC), trực thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Hải sản Na Uy, hiện đang hợp tác chặt chẽ với ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản để phát triển thị trường toàn cầu. Năm 2024, NSC đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp địa phương nhằm đưa nguồn cung hải sản Na Uy cao cấp đến các kênh bán lẻ và dịch vụ ăn uống tại Việt Nam, thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực này.


MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước ngày 4/4 tiếp tục lao dốc theo đà giảm của giá vàng thế giới, xuống dưới 102 triệu đồng/lượng.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.
Thị trường chứng khoán ngày 4/4 tiếp tục lao dốc. Ngay khi thị trường mở cửa, đà bán tháo điên cuồng đã khiến thị trường bốc hơi hơn 70 điểm, chạm đáy 1.158,43 điểm.
0