Việt Nam là điểm đến đầu tư tại Đông Nam Á
Doanh nghiệp Pearl Group (Đức) đã lựa chọn Việt Nam là nơi mở trung tâm sản xuất mới trong chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á. Trong quá trình hướng tới sản xuất xanh và phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam cần các giải pháp mới. Sự hỗ trợ của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới tại Việt Nam sẽ cung cấp các giải pháp giúp ngành công nghiệp Việt Nam phát triển hiệu quả và bền vững hơn.
Ông Martin Kruczinna - Giám đốc điều hành của Pearl Group (Đức) cho biết: "Chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi ở đây vì mục tiêu lâu dài. Khoản đầu tư vào Việt Nam là minh chứng cho niềm tin vào tiềm năng phát triển của Việt Nam. Nhà máy của chũng tôi có thế mạnh về trộn tiên tiến cũng như sản xuất tiền polyme, có khả năng sản xuất một loạt các công thức polyol đa dạng, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng trong các ngành công nghiệp như xây dựng, thiết bị gia dụng, tấm kim loại, giày dép, bao bì mềm. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ra tình trạng cắt giảm chi phí trên diện rộng trong nhiều ngành, khiến nhiều khách hàng cảm thấy bị bỏ rơi. Giúp khách hàng vượt qua mọi thách thức và sản xuất ra các sản phẩm polyurethane tốt nhất chính là điều mà chúng tôi hướng tới".
Nhiều quốc gia hiện coi Việt Nam là nền kinh tế thị trường, điều này đã giúp củng cố mối quan hệ thương mại toàn cầu của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023, số vốn thực hiện cao hơn cả trước dịch Covid-19.
"Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư đặc biệt trong các ngành đang phát triển nhanh như thương mại điện tử, y tế, giáo dục và năng lượng tái tạo. Họ cũng đang chú ý đến chuỗi cung ứng bền vững, có tính đến bối cảnh kinh tế vĩ mô", ông Joon Suk Park - Giám đốc Khối Kinh doanh Quốc tế, HSBC Việt Nam nói.
Theo đánh giá của Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông John Rockhold, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang bước cùng con đường của Việt Nam khi tăng trưởng xanh là đích đến của họ, bởi đây là con đường để họ bán được sản phẩm ra toàn thế giới. Việt Nam rất có tiềm năng để trở thành trung tâm xanh, nơi có thể xây dựng những nhà máy xanh, những khu công nghiệp xanh để thu hút các nhà đầu tư.
Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút FDI 39 - 40 tỉ USD. Với số lượng vốn đã cam kết đến thời điểm này, cùng với nỗ lực của Chính phủ, con số này là khả quan.
Kể từ đầu năm đến nay, giá bất động sản liên tục tăng cao, tuy nhiên lượng hàng tồn kho của nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn lại cũng ngày càng phình to. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản. Tại sao lại có nghịch lý như vậy và cần phải làm gì để giải quyết vấn đề này?
Hôm nay, 20/11, Vingroup công bố thành lập CTCP Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Công ty do Vingroup nắm giữ 51% cổ phần.
Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã:BSR) thông báo đã hoàn thành mục tiêu sản lượng năm 2024, đạt 5,73 triệu tấn sản phẩm vào ngày 18/11, sớm 43 ngày so với kế hoạch.
VN-Index mở đầu phiên chiều với diễn biến giằng co trên mốc tham chiếu, tuy áp lực bán xuất hiện trở lại nhưng chỉ số vẫn đóng cửa trong sắc xanh tích cực.
Ngày 19/11, Cục Thuế Đắk Lắk chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 thuộc Tập đoàn Xuân Thiện đến Công an tỉnh để điều tra dấu hiệu trốn thuế.
Hôm nay, 20/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh phiên thứ ba liên tiếp theo đà tăng của giá vàng thế giới. Vàng miếng tiến sát ngưỡng 86 triệu đồng/lượng.
0