Việt Nam đối mặt nguy cơ thừa 2,5 triệu nam giới
Thông tin do bà Hoàng Thị Thơm, Cục phó Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết tại tập huấn cập nhật thông tin cho báo chí trong cách thức truyền thông về lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, diễn ra ngày 28/11.
Hiện Việt Nam đã khống chế được tốc độ gia tăng của tỷ số giới tính khi sinh, nhưng tỷ số này hiện vẫn đang ở mức cao, từ năm 2012 đến nay luôn duy trì ở mức trên 112 bé trai/100 bé gái.
Theo bà Hoàng Thị Thơm, nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam tiếp tục gia tăng và không được kiểm soát sẽ để lại những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị như ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và cộng đồng, xã hội và các chuẩn mực xã hội (vị thế và vai trò của người phụ nữ ngày càng bị hạ thấp, phụ nữ còn trở thành hàng hoá của nạn buôn bán người và mại dâm).
Để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Việt Nam cần áp dụng các biện pháp can thiệp vào nguyên nhân gốc rễ của việc lựa chọn giới tính khi sinh là sự ưa thích con trai, đó là hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, thực hiện chính sách về bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, thực hiện Công ước về Quyền Trẻ em và các cam kết quốc tế của Việt Nam về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về giới.
Đồng thời thực hiện có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính khi sinh dưới mọi hình thức; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Trong giai đoạn 2022 - 2026, Cục Dân số, Bộ Y tế, phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc thông qua dự án “Phòng, chống và ứng phó với bạo lực giới và các thực hành có hại khác” triển khai hoạt động thí điểm cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, nhằm tiến tới hoàn thiện cơ chế phối hợp và triển khai đồng bộ tại các tỉnh, thành phố trong những năm tới.


Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.
Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.
Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.
Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.
Sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thuộc danh mục các sản phẩm "sữa giả", do một trong các công ty mà Bộ Công an vừa triệt phá.
Liên quan đến vụ việc gần 600 loại sửa giả vừa bị lực lượng công an phát hiện thu giữ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết đã cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm là thực phẩm dinh dưỡng.
0