Việt Nam đã triển khai nhiều khuyến nghị bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương

Hội thảo quốc tế có sự tham dự của đông đảo đại biểu đến từ các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các đối tác quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, báo chí, các tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có các tổ chức do người đồng tính, song tính lãnh đạo
Phát biểu khai mạc, bà Caitlin Wiesen, Quyền Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam hoan nghênh những bước tiến và nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề này, trong đó có vai trò rất lớn của ý chí chính trị của các cơ quan chính phủ cùng sự tham gia, phối hợp của các tổ chức phi chính phủ trong thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBTI).
Bà đánh giá cao những nỗ lực cải cách pháp luật của Việt Nam nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của người LGBTI và mong muốn cộng đồng LGBTI được tạo điều kiện hơn nữa để tham gia vào quá trình này.
Bà cho rằng việc Việt Nam chấp thuận và triển khai các khuyến nghị UPR liên quan chống phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới cũng thể hiện cam kết của Việt Nam và khuyến nghị Việt Nam nêu các nội dung, thành tựu, và cả thách thức liên quan vấn đề này trong Báo cáo quốc gia thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ IV sắp tới.
Về phần mình, bà Lê Thị Thu Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người vì mục tiêu “Tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người”.
Tại cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam đã chấp thuận và triển khai nhiều khuyến nghị liên quan đến bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương.
Trong đó, các khuyến nghị được chấp thuận trong các chu kỳ II (2014) và III (2019) về tăng cường chống phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới đã được triển khai hiệu quả.
Hiện nay ở Việt Nam, các khuôn khổ pháp lý, chính sách nhằm chống phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới đã hoặc đang có lộ trình được xây dựng; nhận thức của người dân cũng ngày được nâng cao và cởi mở về vấn đề này.
Vai trò của người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính cũng được ghi nhận và các hoạt động của cộng đồng này không gặp phải cản trở nào. Dù vậy, ở bất cứ xã hội nào cũng như tại các diễn đàn quốc tế, thảo luận và thực tiễn về vấn đề này còn là vấn đề phức tạp.
Trợ lý Bộ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, để giải quyết các quan tâm chung, các bên liên quan cần thúc đẩy đối thoại và hợp tác trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết và đề nghị các đại biểu quốc tế và Việt Nam dự Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quý báu, bài học tốt, những góc nhìn đa dạng nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa nỗ lực của Việt Nam nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
Tại Hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ về kinh nghiệm, bài học của các nước về chống phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới; cũng như các tiêu chuẩn về chống phân biệt đối xử liên quan trong các công ước quốc tế về quyền con người, các khuyến nghị, định hướng của các tổ chức quốc tế trong vấn đề này.
Các đại biểu quốc tế cũng đánh giá cao các nỗ lực, thành tựu và cam kết của Việt Nam và khẳng định mong muốn tiếp tục cùng với Việt Nam “học hỏi lẫn nhau, làm việc cùng nhau” để thúc đẩy quan tâm chung trong lĩnh vực này.
Hội thảo quốc tế này là một phần của các hoạt động hợp tác về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người giữa Việt Nam và các cơ quan phát triển Liên hợp quốc đã được tiến hành hiệu quả trong nhiều năm qua; đặc biệt là gắn với tiến trình Việt Nam tham gia Cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và gia nhập, triển khai các Công ước quốc tế về quyền con người.


Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 đã chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng vào chiều 17/4.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chiều 17/4 đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế, Đại học Thâm Quyến và một số chuyên gia, doanh nghiệp Trung Quốc; theo đó khuyến nghị xây dựng 3 khu thương mại tự do tại Việt Nam.
Với kinh nghiệm tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ để tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16 - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định tại buổi tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet, vào chiều 17/4 tại Trụ sở Trung ương Đảng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có buổi gặp mặt với Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu ngành Dầu khí vào chiều 17/4 tại Nhà Quốc hội, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, và hướng tới 50 năm Ngày thành lập Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
0