Việt Nam còn thiếu nguồn tạng hiến
Đạo đức, sự minh bạch trong hiến, ghép mô tạng, cùng những chính sách tài chính cho người làm công tác vận động hiến mô, tạng rất quan trọng. Đó là những nội dung chính mà các đại biểu đưa ra tại Hội thảo “Tăng cường vai trò truyền thông, vận động hiến tặng mô, tạng từ người hiến sau khi chết/chết não” do Trung tâm điều phối tạng Quốc gia và Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức sáng 5/3.
Việt Nam có tỉ lệ ghép tạng cao nhất Đông Nam Á, tính từ năm 1992 đến nay là hơn 9.500 trường hợp; tổng số người đăng ký hiến tạng trong cả nước là hơn 102.000 người. Tuy nhiên, tỉ lệ hiến tạng sau chết lại thuộc nhóm thấp nhất thế giới, trong đó hàng nghìn người bệnh vẫn chờ đợi, nhiều người không có cơ hội vì thiếu nguồn hiến.
Công tác truyền thông hiến tạng còn gặp nhiều khó khăn như: chỉ một số bệnh viện thành lập được tổ tư vấn, vận động hiến tạng do chưa có chế độ đãi ngộ phù hợp. Công tác truyền thông dù đã được đẩy mạnh nhưng chưa đủ rộng và hiệu quả, nhiều người dân vẫn e ngại, hiểu biết hạn chế, thậm chí lo ngại về tâm linh, đạo đức.
Tại Hội nghị, các chuyên gia y tế khẳng định, không ai mong muốn làm tổn thương cơ thể người thân của mình. Vì vậy, cần giáo dục về ý nghĩa của việc hiến tạng để cứu giúp người khác. Nguyên tắc chính trong hiến tặng mô tạng là đảm bảo đủ nguồn hiến tặng cho bệnh nhân; cung cấp mô tạng an toàn cho người bệnh; phân phối công bằng đến các bệnh nhân cần điều trị.
Việt Nam cần tiếp tục xây dựng khung pháp lý, tiếp tục giáo dục về hiến tặng và ghép mô tạng, đồng thời, thiết lập hệ thống đăng ký hiến tạng, để mọi người có thể đăng ký thông qua quá trình cấp phép CCCD, giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế... từ đó, nhân viên y tế có thể kiểm tra thông tin từ bệnh viện khi có người hiến tặng tiềm năng.


Một ô tô chở khoảng 24 người từ TP.HCM đi Bảo Lộc hành hương đã tông vào xe tải khi di chuyển qua Đồng Nai, khiến ít nhất bốn người bị thương nặng đang được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).
Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.
0