Việt Nam có thêm tạp chí thuộc Hệ thống trích dẫn ASEAN

Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương vừa gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á (ACI).

Theo Bộ GD&ĐT, tính đến nay Việt Nam đã có 4 tạp chí của khối kinh tế có tên trong ACI, góp phần nâng cao vị thế của giáo dục đại học Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc khẳng định, Bộ sẽ tiếp tục ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ấn phẩm khoa học chất lượng cao của các trường Đại học.

Vào được ACI đã khó, duy trì và phát triển còn khó hơn, Bộ GD&ĐT đề nghị, Trường Đại học Ngoại thương, cùng Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế cần xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, tập trung vào việc thu hút các công trình nghiên cứu chất lượng cao từ các học giả trong nước và quốc tế. Tới đây, Bộ sẽ có kế hoạch, lộ trình cụ thể để hỗ trợ các đơn vị xây dựng tạp chí đạt chuẩn quốc tế, gia nhập các cơ sở dữ liệu uy tín hơn nữa như Scopus hay Web of Science.

Xuất bản số đầu tiên năm 2002, tiền thân là Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, qua 22 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế hiện có phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh. Hành trình trở thành một tạp chí mang tầm khu vực có sự đóng góp, kế thừa của nhiều thế hệ thầy và trò trường Đại học Ngoại thương, cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Việc gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á đánh dấu bước tiến lớn của các Tạp chí Việt Nam trong việc khẳng định chất lượng và nâng tầm uy tín học thuật trên quy mô quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội yêu cầu thí sinh nộp chứng chỉ IELTS để xét tuyển đến cuối tháng 6, trước hạn đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mô hình "ba nhà: Nhà nước-Nhà trường-Doanh nghiệp" là yếu tố then chốt để hình thành chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo từ trường học đến thị trường.