Việt Nam cần tạo sức hấp dẫn trong cuộc đua bán dẫn

Công nghiệp bán dẫn được xem là một trong những chìa khóa công nghệ cho tương lai tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp bán dẫn được dự báo sẽ vượt qua cột mốc 6 tỷ đô la Mỹ, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn lớn trên toàn cầu. Tuy nhiên để thu hút được các tập đoàn lớn về công nghệ thì Việt Nam cần tạo sức hấp dẫn trong cuộc đua này.

Tập đoàn Amkor Technology của Mỹ chính thức đưa vào vận hành giai đoạn 1 vào tháng 10/2023 với mức vốn đầu tư là 520 triệu đô la Mỹ. Đến tháng 7/2024, tập đoàn này quyết định đầu tư thêm 1,07 tỷ đô la Mỹ vào dự án. Việc tăng vốn này diễn ra sớm hơn 11 năm so với kế hoạch ban đầu là vào năm 2035. Theo thông tin, nhà máy sẽ tăng sản lượng hàng năm từ 1,2 tỷ lên 3,6 tỷ sản phẩm mỗi năm.

Tập đoàn Amkor technology tăng vốn đầu tư tại Việt Nam.

“Mỹ đã lựa chọn Việt Nam là một trong 8 quốc gia nhận được Quỹ Đổi mới sáng tạo và An ninh công nghệ quốc tế (ITSI) với trị giá 13,8 triệu đô la Mỹ. Mục tiêu của quỹ là đa dạng hóa và mở rộng năng lực, gồm lắp ráp, kiểm tra và đóng gói (ATP) bán dẫn toàn cầu, đảm bảo chuỗi cung ứng mạnh mẽ và linh hoạt, thông qua các khóa học miễn phí cho sinh viên quan tâm đến ngành công nghiệp bán dẫn”, ông Marc E.Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết.

Ông Marc E.Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Cùng với Amkor, nhiều tập đoàn bán dẫn tại Việt Nam cũng đã và đang cam kết đầu tư, giúp Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến tiềm năng trong lĩnh vực bán dẫn.

Ngành công nghiệp bán dẫn gồm ba phần chính: thiết kế, sản xuất và kiểm tra, đóng gói. Phần sản xuất là phần khó phát triển nhất vì nó yêu cầu vốn rất lớn và kỹ thuật cao, nên sẽ là giai đoạn cuối cùng. Hiện tại, Việt Nam đang đảm nhận phần kiểm tra và đóng gói, đây là nơi có nhiều hợp tác nhất hiện nay”, ông Bruno Sivanandan, đồng Chủ tịch tiểu ban kỹ thuật số, EuroCham nhấn mạnh.

Ông Bruno Sivanandan, đồng Chủ tịch Tiểu ban kĩ thuật số, EuroCham

Hiện nay, Việt Nam có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ đô la Mỹ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp xúc, làm việc với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu và đã có kế hoạch cụ thể chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam, phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng, lĩnh vực bán dẫn của thế giới đang tiến với tốc độ chưa từng có. Chuỗi giá trị của ngành bán dẫn rất dài, phụ thuộc vào năng lực cung cấp nguồn nhân lực trong chuỗi đó. Thời gian tới sẽ có sự dịch chuyển nhanh hơn nữa về mặt công nghệ, Việt Nam đứng giữa sự dịch chuyển đó nên có thể hợp tác với lĩnh vực bán dẫn của Mỹ, Trung Quốc, hay các quốc gia châu Âu.

Việt Nam cần tạo sức hấp dẫn hơn nữa đối với các tập đoàn công nghệ quốc tế.

Thế mạnh của Việt Nam nằm ở khả năng huy động các tầng lớp khác nhau trong ngành công nghiệp này. Tất nhiên vẫn còn rất nhiều thách thức, có thể nói như lực lượng lao động, năng lượng, các thủ tục hành chính và rào cản phi thuế quan. Việt Nam cần một kế hoạch chi tiết hơn để bổ sung cho chiến lược lớn đang hướng đến trong nhiều thập kỷ”, ông Bruno Sivanandan, đồng Chủ tịch tiểu ban kỹ thuật số, EuroCham khẳng định.

Sản xuất chip bán dẫn và phát triển ngành bán dẫn là động lực mới đưa Việt Nam thành quốc gia thịnh vượng. Dự báo cho thấy, năm 2025, thị trường bán dẫn sẽ tiếp tục đà tăng trưởng với doanh thu ước đạt 705 tỷ đô la Mỹ, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu. Nhưng để đạt được điều này, cần phải có sự chủ động, tích cực để Việt Nam chứng minh được sự hấp dẫn của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) vừa công bố nhận chuyển nhượng toàn bộ 79% cổ phần tại CTCP Giải pháp Công nghệ Thông tin VinIT từ CTCP Vinhomes.

Quyền quyết định cho vay không tài sản bảo đảm, lãi suất đặc biệt 0%/ năm có thể được chuyển từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.

Thị trường chứng khoán khởi sắc mạnh mẽ trong phiên giao dịch 20/5 với gần 19 điểm tăng cho chỉ số, đáng chú ý cổ phiếu VIC tăng trần lên 91.500 đồng/cổ phiếu.

Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025 do căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát và nguy cơ thiên tai gia tăng.

Giống lúa Dự Hương 8 đang trở thành niềm tự hào của bà con nông dân trên cánh đồng Thanh Oai, Hà Nội.

Công nghiệp bán dẫn được xem là một trong những chìa khóa công nghệ cho tương lai tăng trưởng kinh tế toàn cầu.