Việt Nam cần tăng tốc chuyển đổi năng lượng xanh
Theo các chuyên gia Đan Mạch, việc Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 không chỉ khả thi về mặt kỹ thuật mà còn là một kịch bản hiệu quả nhất về chi phí.
Song, để đạt được mục tiêu này, phát thải CO₂ của Việt Nam cần đạt đỉnh vào năm 2030, và quá trình chuyển đổi năng lượng xanh cần được thực hiện khẩn trương với tốc độ nhanh hơn trước đây.

Ông Kristoffer Bottzauw, Cục trưởng Cục Năng lượng Đan Mạch, cho biết: "Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào. Chuyển đổi xanh sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững cho toàn xã hội".
Theo Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam - Đường đến Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), các chuyên gia cho rằng lựa chọn tốt nhất và hiệu quả nhất về chi phí để hỗ trợ tăng trưởng bền vững của Việt Nam là mở rộng quy mô điện mặt trời và điện gió, cũng như điện hóa ngành giao thông vận tải và công nghiệp. Bên cạnh đó, cần sớm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh để tránh những chi phí lớn không cần thiết.
Ông Rasmus Munch Sorensen, cố vấn dài hạn chương trình DEPP III cho rằng: "Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, để đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam cần phải tách biệt tăng trưởng kinh tế với tiêu thụ năng lượng. Đồng thời xây dựng một hệ thống năng lượng xanh và bền vững hơn, thông qua đầu tư vào năng lượng tái tạo và công nghệ tiết kiệm năng lượng".

Tuy nhiên, để phát thải đạt đỉnh vào năm 2030 và trung hòa khí hậu vào năm 2050, cần có thêm 56 GW điện tái tạo (17 GW điện gió trên bờ và 39 GW điện mặt trời).
"Việt Nam nên bắt tay ngay vào việc xác định các địa điểm cho phát triển điện gió ngoài khơi, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cảng và củng cố hệ thống lưới điện truyền tải. Sự chậm trễ trong quá trình chuyển đổi sẽ gây ra các chi phí tốn kém không cần thiết do những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu", bà Giada Venturini, cố vấn cao cấp Cục Năng lượng Đan Mạch cho hay.
Để thực hiện tham vọng xây dựng 84 GW năng lượng gió ngoài khơi vào năm 2050, Việt Nam cần hành động sớm. Đặc biệt là sớm ban hành khung pháp lý rõ ràng để có thể thu hút các khoản đầu tư lớn vào ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, Đan Mạch đã trải qua thời gian thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Tuy nhiên, nhờ chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, quốc gia này đã chuyển mình, trở thành nước dẫn đầu thế giới về xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững.


Công tác thi công khán đài, sân khấu phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM đang diễn ra khẩn trương, đảm bảo kế hoạch đề ra.
Nhiều người cao tuổi thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò tuổi cao gương sáng, tích cực lao động, phát triển kinh tế gia đình.
Mật độ phương tiện dự kiến gia tăng nhanh chóng trong hôm nay (5/4) vì người dân đổ về các tuyến cửa ngõ dịp nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương. Lực lượng chức năng đã chủ động nhiều phương án ứng phó để bảo đảm an toàn cho người dân đi lại.
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu nạn, cứu hộ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đã cùng chiến sĩ trong đoàn cứu hộ Việt Nam đến thăm hỏi và tặng quà các gia đình chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Myanmar đang khó khăn sau trận động đất 7,7 độ.
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Sinh năm 1998, trú tại TP.HCM).
Nhà máy Z113 đã tổ chức huấn luyện, diễn tập hàng năm; cấp phát bảo hộ lao động, tổ chức khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động.
0