Việt Nam áp thuế chống bán phá giá các sản phẩm thép

Một số sản phẩm thép xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời khoảng 19,38-27,83%, áp dụng từ 8/3/2025.

Ngày 21/2, Bộ Công Thương có Quyết định 460 về việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời với hàng hóa bị điều tra có xuất xứ Trung Quốc từ 19,38-27,83%, áp dụng từ ngày 8/3.

Trong khi đó, với hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ, kết quả điều tra cho thấy có hành vi bán phá giá. Nhưng do tỷ lệ nhập khẩu không đáng kể (dưới 3%), hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ được loại khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.

Năm ngoái, Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc trong giai đoạn từ 1/7/2023 đến 30/6/2024.

Cuộc điều tra được khởi xướng sau khi cơ quan này nhận được yêu cầu từ hai doanh nghiệp đại diện ngành sản xuất trong nước là Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất và công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.

Theo quyết định từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) sẽ vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 20/5.

Thị trường vàng trong nước đang chứng kiến một loạt biến động khó lường, bất ngờ giảm mạnh sau chỉ đạo điều hành từ Thủ Tướng.

Giá vàng tại thị trường châu Á đã tăng hơn 1% vào sáng 19/5, sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tái khẳng định các cảnh báo thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cổ phiếu VIC của Vingroup đang liên tục tăng nóng, tạo nên cơn sốt trên sàn chứng khoán.

Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.