Yêu cầu chấn chỉnh hành vi thiếu chuẩn mực trong trường học
Theo đó, UBND Thành phố yêu cầu Sở GD&ĐT, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, đánh giá, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp.
UBND TP cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến giáo dục pháp luật, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Thành phố chỉ đạo nghiêm túc phòng, chống bạo lực học đường, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và kỹ năng biết tự ứng phó, xử lý tình huống cho học sinh khi gặp các tình huống có liên quan đến bạo lực học đường.
Cùng với đó, các nhà trường cần thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về văn hóa học đường, về đạo đức nhà giáo; xử lý nghiêm khắc, kịp thời các vi phạm trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và hạnh phúc.


Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng.
Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.
Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
0