Yên Bái miễn 100% học phí cho học sinh sau mưa lũ
Cụ thể Yên Bái miễn học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh, học viên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025.
Đây là quyết định hết sức cần thiết, cấp bách và thể hiện tính nhân văn nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ phụ huynh và học sinh trong năm học 2024-2025.
Trước đó, ngày 17/9, tại Nghị quyết 143/NQ-CP, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các địa phương thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong năm học 2024-2025. Ngày 18/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có văn bản gửi các tỉnh, thành trên cả nước về việc đề nghị miễn, giảm học phí cho học sinh.
Như vậy, đến nay, Yên Bái là địa phương thứ 7 trên cả nước thông qua nghị quyết miễn 100% học phí cho học sinh các cấp từ mầm non đến phổ thông trong năm học 2024-2025.
Các địa phương khác miễn học phí gồm: Quảng Nam, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hoà.
Ngoài ra, Long An cũng giảm học phí 50% cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, miễn học phí THCS ở trường công; Vĩnh Phúc giảm 50% học phí cho học sinh các cấp so với năm ngoái.


Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng.
Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.
Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
0