Xung đột khiến kinh tế Palestine thụt lùi hàng thập kỷ
Theo phân tích của UNDP, các thước đo kinh tế quan trọng như tỷ lệ việc làm và GDP đều sụt giảm trên khắp Gaza và Bờ Tây. Dự báo sau một tháng chiến tranh, GDP của Palestine sẽ giảm 4,2% so với ước tính trước chiến tranh. Con số thiệt hại khoảng 857 triệu USD. Nếu xung đột kéo dài đến tháng thứ hai, con số đó sẽ tăng lên 1,7 tỷ USD, khiến GDP thiệt hại khoảng 8,4%.
Theo Ngân hàng Thế giới, tình trạng nghèo đói ở Gaza vốn đã nghiêm trọng trước chiến dịch tấn công của Israel, khi 61% dân số sống dưới mức nghèo khổ vào năm 2020. Và, cuộc xung đột mới nhất chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn kinh tế ở đây. Báo cáo của UNDP cho biết, sau một tháng giao tranh, số người sống trong cảnh nghèo đói ở Gaza và Bờ Tây đã tăng gần 20%. Nếu chiến tranh kéo dài sang tháng thứ hai, số người nghèo sẽ tăng lên tới 34%, tương đương 500.000 người.


Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã ký một sắc lệnh khẩn cấp về kinh tế trong vòng 60 ngày trên toàn quốc và đang chờ Quốc hội phê chuẩn.
Iran tỏ ra hoài nghi trước vòng đàm phán sắp tới với Mỹ liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. Giới chức Tehran cho biết không kỳ vọng nhiều vào kết quả, trong bối cảnh cả hai bên vẫn tồn tại những bất đồng sâu sắc.
Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh trong phiên mở cửa sáng 9/4, tiếp nối đà lao dốc từ phố Wall, giữa lúc giới đầu tư toàn cầu hoang mang trước kế hoạch áp thuế nhập khẩu 104% lên Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hàn Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho ngành công nghiệp ô tô vào ngày 9/4, nhằm giảm bớt tác động của mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp đặt.
Tổng tài sản ròng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giảm 500 triệu USD chỉ trong chưa đầy một tuần, sau khi ông ban hành một loạt thuế quan mới với hơn 180 đối tác thương mại, theo ước tính của tạp chí Forbes.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres bác bỏ kế hoạch mới của Israel về việc kiểm soát viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza.
0