Xuất khẩu sang châu Mỹ tăng vọt
Hiệp định thương mại CPTPP đã tạo ra cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam thâm nhập vào các thị trường Bắc Mỹ. Đây là thị trường mà ngành dệt may Việt Nam khó có thể thâm nhập trước đây. Kể từ khi có hiệp định CPTPP đã tạo ra một áp lực lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đồng thời đã mang lại nhiều cơ hội.
Không chỉ riêng ngành dệt may mà trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản, CPTPP đã giúp ngành này có sự tăng trưởng mạnh vào thị trường vốn được coi là tiềm năng nhưng cũng khó tính đối với nhiều quốc gia.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, cho biết: “Khoảng 25% - 27% (tức là luôn duy trì khoảng 2,2 - 2,6 tỉ đô la Mỹ) là con số ấn tượng trong tăng trưởng của chúng ta mấy năm vừa qua. Năm 2022, tăng trưởng 30% ở khối thị trường Bắc Mỹ là một con số khá đặc biệt”.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sang các thị trường CPTPP khu vực châu Mỹ đã tăng hơn 56%, từ 8,7 tỉ đô la Mỹ năm 2018 lên đến 13,6 tỉ đô la Mỹ năm 2023. Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này tăng gần gấp đôi, từ 6,3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018 lên 11,7 tỷ đô la Mỹ năm 2023. Xuất siêu ở các thị trường này cũng tăng gần gấp 3 lần, từ 3,9 tỷ đô la Mỹ lên hơn 11 tỷ đô la Mỹ.
Ông Shawn Steil, Đại sứ Canada tại Việt Nam, cho hay: “Tận dụng các lợi thế mà Hiệp định CPTPP mang lại, cùng với các vị trí cửa ngõ thuận lợi so với các nước thành viên trong khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thông qua việc xuất khẩu và đầu tư sản xuất tại các nước này để mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, tôi cho rằng, Hiệp định đã mang lại lợi ích cho cả người dân, doanh nghiệp hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác đầu tư lớn cho cả hai bên. Đây là đòn bẩy nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước Việt Nam - Canada và trong khối CPTPP”.
Việc tham gia CPTPP đã thúc đẩy Việt Nam cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành chuyên nghiệp hơn mà còn góp phần nâng cao uy tín quốc tế của Việt Nan, thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài. Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Mỹ đã và đan được củng cố qua các cam kết chiến lược.


Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy bởi quy định này mang nặng tính hình thức, gây lãng phí chi phí, thời gian và cả cơ hội kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp tại TP. HCM đã chủ động tham gia chương trình "tick xanh trách nhiệm" để đảm bảo hàng hóa có chất lượng ổn định khi đến tay người tiêu dùng.
Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp giữ vững lợi thế cạnh tranh, gia tăng xuất khẩu trong giai đoạn mới.
Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) vừa công bố nhận chuyển nhượng toàn bộ 79% cổ phần tại CTCP Giải pháp Công nghệ Thông tin VinIT từ CTCP Vinhomes.
Quyền quyết định cho vay không tài sản bảo đảm, lãi suất đặc biệt 0%/ năm có thể được chuyển từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.
Thị trường chứng khoán khởi sắc mạnh mẽ trong phiên giao dịch 20/5 với gần 19 điểm tăng cho chỉ số, đáng chú ý cổ phiếu VIC tăng trần lên 91.500 đồng/cổ phiếu.
0