Xử nghiêm lợi dụng dịch đau mắt đỏ để tăng giá thuốc
Trước tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ gia tăng tại nhiều địa phương trên cả nước, ngày 25/9, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện và cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Theo đó, Cục Quản lý Dược yêu cầu sở y tế các địa phương chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương, chủ động thực hiện mua sắm các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ theo các hình thức phù hợp; bảo đảm sẵn sàng cung ứng kịp thời thuốc phục vụ điều trị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc; các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu sở y tế các địa phương chỉ đạo các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn bán thuốc theo đơn và chịu trách nhiệm hướng dẫn người dân khi mua thuốc, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu phát hiện), đặc biệt là các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.
Theo Bộ Y tế, hiện nay, dịch bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng nhanh tại nhiều tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Phước, Đà Nẵng… Đặc biệt, qua giám sát dịch tễ, tần suất nhiễm bệnh đau mắt đỏ trong cộng đồng cao gấp 3-4 lần so với năm ngoái.
Tại nhiều địa phương, trẻ em đến khám đau mắt đỏ chiếm gần 50% số ca mắc. Đến nay, chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đau mắt đỏ. Những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.


Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.
Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.
Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
0