Xử lý nước thải: Thực hiện việc khó với quyết tâm cao
Tuy nhiên, đến thời điểm này, với 7 nhà máy và trạm xử lý nước thải được hoàn thành, mới chỉ có khoảng 31% trong tổng số 1 triệu m3 nước thải được xử lý. Điều đó đòi hỏi thời gian tới, Hà Nội sẽ cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác xử lý nước thải, giảm ô nhiễm môi trường.
Sau nhiều năm chậm tiến độ, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá tại huyện Thanh Trì, công suất 270.000 m³/ngày đêm, đã chính thức vận hành thử nghiệm từ ngày 1/12 vừa qua. Nhưng dự án chỉ mới hoàn thành 2/4 gói thầu. Hai gói thầu còn lại liên quan đến hệ thống cống bao thu gom và dẫn nước về nhà máy.
Ông Trương Quốc Bảo – Trưởng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng xử lý nước thải Yên Xá, cho hay: “Gói thầu số 3 đang phải tạm dừng thi công, sắp tới phải đấu thầu lại và phấn đấu hoàn thành trong năm 2026. Gói số 4 sẽ phấn đấu hoàn thành trong năm 2025”.
Một số nhà máy, trạm xử lý khác đã hoàn thành nhưng chưa đưa vào hoạt động hoặc chưa phát huy hết công suất. Đơn cử như Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, công suất 20.000 m³/ngày đêm. Khánh thành vào năm 2016, đây là công trình xử lý nước thải làng nghề lớn nhất cả nước. Thế nhưng, sau 8 năm, nhà máy cũng chỉ duy trì hoạt động cầm chừng.
Nhiều năm qua, Hà Nội đã triển khai một số giải pháp xử lý nước thải và giảm ô nhiễm môi trường, nhất là bốn con sông chính ở nội đô là Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét. Đây là một trong những nhiệm vụ thuộc Chương trình số 05 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Tuy nhiên, sự chậm trễ, dang dở của các dự án xử lý nước thải, như dự án Yên Xá khiến môi trường Thủ đô chưa được cải thiện.
Ông Đàm Văn Huân, Trưởng Ban đô thị - HĐND thành phố, cho biết: “Đây là nguồn vốn ODA cho nên có những khó khăn, vướng mắc mà hiện nay Ban Quản lý dự án hạ tầng và nông nghiệp đã tham mưu UBND thành phố và ngay tại Kỳ họp thứ 20 này của HĐND thành phố thì HĐND thành phố sẽ xem xét thông qua đề nghị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư của gói thầu số 3 để đẩy nhanh tiến độ của Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá".
Hiện, dọc sông Tô Lịch còn một số điểm xả thải ra môi trường, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu Sở Xây dựng xây dựng phương án đấu nối các điểm này vào hệ thống thu gom nước thải của dự án, nhằm thu gom triệt để nguồn nước thải về Nhà máy Yên Xá. Khi hoàn thành vào năm 2026, nhà máy sẽ xử lý phần lớn nước thải đổ ra sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, hiện thành phố Hà Nội đang rốt ráo vào cuộc để thực hiện việc bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch. Dự án này được kỳ vọng không chỉ làm sống lại dòng sông mà còn là giải pháp căn cơ để xử lý nước thải đô thị của Thủ đô.
Sáng mai (9/12), Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ khai mạc Kỳ họp thứ 20 để xem xét tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, nhiệm vụ năm 2025; thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác. Đặc biệt tại kỳ họp này, HĐND thành phố sẽ thực hiện chất vấn về vấn đề môi trường, trong đó có xử lý nước thải, thúc đẩy nhanh hơn nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo, thực hiện cho được mục tiêu đến năm 2030, 100% nước thải sinh hoạt của thành phố sẽ được thu gom và xử lý.


Bằng cách ký khống chứng từ và thủ tục giải ngân, giả chữ ký của khách hàng, Nguyễn Phúc Nhân, cựu cán bộ ngân hàng đã chiếm đoạt số tiền hơn 8,6 tỷ đồng từ các khoản vay của khách hàng.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 6/3, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán, thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt xóa một sới bạc quy mô lớn, núp bóng quán karaoke, bắt quả tang 28 đối tượng đang đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa.
Nhiều tuyến đường tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã không thể về đích đúng hẹn, do đó huyện quyết tâm đặt mục tiêu mới trong năm 2025.
Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Tây Hồ - Chi nhánh số 01 có hai trụ sở đặt tại phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 5/3.
Hàng loạt doanh nghiệp từ các ngành nghề khác nhau đã thu hẹp quy mô, tối ưu hóa chi phí bằng cách giảm nhân sự, nhất là sau giai đoạn tinh gọn bộ máy tại khu vực công.
0