Xử lý hành vi gây nhiễu loạn thị trường bất động sản

“Nhiều khó khăn đến từ các hành vi gây nhiễu loạn thị trường bất động sản. Các hành vi đó có thể xuất phát từ một vài cá nhân hoặc lợi ích nhóm khiến rơi vào trạng thái hư hư thực thực, khó định giá” là nhận định của Đại biểu Quốc hội khi đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua.

Giá nhà đất bị đẩy lên rất cao, bất thường, có dấu hiệu một số cá nhân và nhóm lợi ích lũng đoạn, thao túng và thổi giá. Hành vi này đã khiến cho thị trường bất động sản ngày càng rơi vào trạng thái nhiễu loạn. Người dân có nhu cầu ở thực không thể sở hữu được một căn nhà cho riêng mình.

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, cho rằng: “Có chăng là có vấn đề về lợi ích nhóm, có chăng là vấn đề có dấu hiệu lũng đoạn thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng của một nhóm lợi ích? Cái này chúng ta chưa chỉ ra được. Chúng ta phải chỉ rõ ra thì chúng ta mới có được giải pháp cụ thể, căn cơ”.

Các vi phạm liên quan đến kinh doanh BĐS được đề cập tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng chỉ dừng lại ở xử lý hành chính với hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường. Bộ luật Hình sự cũng chưa quy định tội danh nào trực tiếp về hành vi thao túng thị trường BĐS, nên trong một số trường hợp cụ thể thường phải viện dẫn sang các tội danh như: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Lừa dối khách hàng”.

Theo luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: “Luật đã có quy định về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, chỉ rõ các dấu hiệu của việc thao túng, nhiễu loạn thị trường làm cơ sở cho việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sai phạm. Trong khi đó, hành vi gây nhiễu loạn thị trường BĐS hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng không thua kém thì lại chưa có quy định xử lý cụ thể. Việc thiếu chế tài xử lý đã làm cho các chủ đầu tư, những người kinh doanh BĐS dường như ít lo sợ sai phạm”.

Cần phải có quy định tội danh cụ thể về thao túng thị trường bất động sản - tương tự như đối với thị trường chứng khoán. Nội dung này cần được sớm bổ sung để ngăn chặn các hành vi đầu cơ thổi giá trục lợi. Có như vậy, nhà đất mới trở về đúng giá trị thực, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.