Xu hướng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Trong xu thế thương mại quốc tế ngày càng mở rộng thì tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi. Và cũng tại các quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương thì giải quyết tranh chấp bằng hòa giải và trọng tài đang là các phương thức được thực hiện rất hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Tại sự kiện hội thảo “Chiến lược giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Trọng tài quốc tế và những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”, các chuyên gia cho rằng, trong thương mại, việc giữ mối quan hệ đối tác là rất quan trọng.

Đặc biệt, khi xảy ra tranh chấp thì việc giải quyết vấn đề này để làm sao vừa mang lại hiệu quả, đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng đồng thời vẫn giữ được quan hệ đối tác sau này thì hòa giải và trọng tài đang là phương án tối ưu của doanh nghiệp các quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

Xu hướng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Ông Vũ Ánh Dương - Phó chủ tịch kiêm TTK trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết: "Khi tham gia giải quyết bằng trọng tài thì các bên được tự do thỏa thuận lựa chọn về quy trình giải quyết tranh chấp, đấy là đáp ứng được yêu cầu tự do lựa chọn. Ngoài ra, nó còn đáp ứng được tiêu chí hết sức linh hoạt và một tiêu chí hết sức quan trọng đó là thủ tục trọng tài tiến hành không công khai và phán quyết trọng tài thì được có hiệu lực và phạm vi thi hành rất rộng so với bản án của tòa án” .

Tại Việt Nam, mặc dù phương thức này mới được thực hiện một vài năm, tuy nhiên, đối với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác thì phương thức này đang trở nên tối ưu khi liên quan đến tranh chấp thương mại. Đặc biệt, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có yếu tố nước ngoài luôn đảm bảo được tiêu chí đó là trung lập.

Chiến lược giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp khu vực Châu Á

Theo thống kê, tại Nhật Bản , mỗi năm tiếp nhận hàng trăm vụ việc tranh chấp thương mại và hai trung tâm trọng tài tại châu Á được xếp hạng trong Top 3 trung tâm trọng tài được lựa chọn nhiều nhất trên thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025 do căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát và nguy cơ thiên tai gia tăng.

Công nghiệp bán dẫn được xem là một trong những chìa khóa công nghệ cho tương lai tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?

Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.

Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.