Xu hướng dịch chuyển ra ngoại thành sinh sống



Ông Cận và bà Tịnh trước làm công chức ở nội thành. Khi về hưu ông bà quyết định chuyển ra ngoại thành sống.
Tính đến nay ông Cận và bà Tịnh cũng đã có gần 18 năm gắn bó với việc làm vườn. Đây là khu vườn tâm huyết của vợ chồng ông bà từ khi chuyển về đây sinh sống. Ngày nào cũng vậy, dù bận đến đâu, ông bà cũng tranh thủ chút thời gian để chăm chút cho khu vườn.


Khác với gia đình ông bà Cận - Tịnh, nghỉ hưu mới về quê làm vườn sinh thái, gia đình anh Nguyễn Trọng Đại (xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai) đã quyết định ra ngoại thành sống khi còn trẻ để tận hưởng nhiều hơn cảm giác thanh bình của miền quê, tính đến nay cũng đã hơn 5 năm.






Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.
Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.
Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.
Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…
0