Xin chữ - cho chữ thời nay
Trở về Việt Nam ăn tết sau nhiều năm sinh sống ở Hà Lan, chị Lê Thị Lan Hương muốn tìm hiểu về những giá trị văn hoá của dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật thư pháp và tục xin chữ đầu năm. "Là một người sống ở nước ngoài và là một nhà giáo, mình cũng đang trên đường tìm lại gốc của tiếng Việt. Mình rất vui khi có nhiều người đang cùng bước trên con đường này", chị Hương chia sẻ.
Cũng có tình yêu với thư pháp và có mong muốn tìm hiểu về nguồn gốc của tục xin chữ, bạn trẻ Lê Quang Anh ở Thanh Xuân, Hà Nội, đã dự một buổi chia sẻ về thư pháp. Bạn Quang Anh cho biết: "Xin chữ đầu năm có hai ý nghĩa, một là thể hiện ước nguyện của người xin chữ, hai là thể hiện truyền thống ngày xưa với một phần ý nghĩa trừ tà".
Mỗi con chữ được viết ra chứa đựng mong ước tốt lành của cả người cho và người nhận. Đây là mạch nguồn để nghệ thuật thư pháp trở thành nét nhấn trong bức tranh mùa xuân và là món ăn tinh thần được nhiều người ưa chuộng trong mỗi dịp tết đến xuân về.
Theo nhà thư pháp Trần Quốc Chí - Chủ nhiệm CLB Thư hoạ Unesco Hà Nội, khi viết thư pháp, người viết cần huớng thiện, có suy nghĩ tốt và chỉ viết những điều có ý nghĩa tốt lành.
Ngày xuân đối với người Việt là khởi đầu của năm mới, cũng là khởi đầu của hy vọng và mong muốn tốt lành. Truyền thống xin chữ đầu năm góp phần duy trì dòng chảy văn hóa đẹp đẽ cho một dân tộc hiếu học và yêu văn hóa truyền thống như Việt Nam.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0