'Xiên bẩn': Mối nguy từ ẩm thực đường phố

Thịt xiên nướng trước cổng trường là món ăn quen thuộc của học sinh, sinh viên nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Vì sao “xiên bẩn” hấp dẫn giới trẻ?

“Phố ẩm thực xiên bẩn" - cái tên “hài hước” từ lâu được gắn mác cho đường Nguyễn Chí Thanh, Chùa Láng (quận Đống Đa) hay khu Đại học Bách Khoa Hà Nội. Mỗi chiều, hàng trăm sinh viên, học sinh lại đổ ra vỉa hè “giải quyết” cái bụng đói bằng “ẩm thực” xiên que, "xiên bẩn". Các hàng thịt xiên ở đây đa dạng với hơn 20 loại như thanh cua, tôm, gà, hải sản, bò viên, cá viên, phô mai, nem chua…

Bạn Vũ Dũng (Cầu Giấy) cho biết: “Đồ ăn ở đây khá rẻ và được bán khá nhiều ngoài đường. Em thích ăn 'xiên bẩn', lạp xưởng nướng đá...".

Tương tự như Dũng, sinh viên Đại học Luật Hà Nội Nguyễn Văn Thành cũng “mê” món "xiên bẩn". Thành chia sẻ: “Em rất thích ăn 'xiên bẩn' - vì món đó khá rẻ và phù hợp với túi tiền của sinh viên chúng em. 'Xiên bẩn' là từ của sinh viên vì dầu ăn được chiên đi, chiên lại".

Dù được gọi là “xiên bẩn” nhưng nhiều sinh viên lại vẫn ăn thỏa thích. Biệt danh "xiên bẩn" đã nói lên tất cả. Người bán là lao động nghèo, cơ quan quản lý đôi khi châm chước. Hoặc nếu bị đuổi, thì cấm chỗ này, họ lại sang điểm khác bán, như “bắt cóc bỏ đĩa”, “đánh trống bỏ dùi”, khó lòng cấm được triệt để.

Thực phẩm không rõ nguồn gốc, dầu mỡ rán không bị kiểm tra, kiểm soát; giá rẻ, chỉ từ 5.000 đến 10.0000 đồng/xiên, phù hợp với túi tiền của học sinh, sinh viên... vì thế "xiên bẩn" được nhiều bạn yêu thích.

Hành trình của "xiên bẩn"

Là món ăn quen thuộc của học sinh, sinh viên, tuy nhiên đằng sau những xiên thịt thơm phức trước cổng trường là nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Những chiếc xe bán xiên di động đa phần là các tiểu thương nhỏ lẻ. Những gói thực phẩm đủ loại màu sắc, không rõ nguồn gốc bị vứt ngổn ngang cạnh gốc cây. Người bán thì dùng tay không bốc xiên, chảo dầu sôi liên tục, ngả màu vàng sẫm. Những xiên thịt, xúc xích hay đồ ăn nhanh được chế biến một cách vội vàng, bày bán ngay trên những vỉa hè nhếch nhác, bên cạnh làn xe cộ tấp nập, bụi bặm và tiếng còi xe inh ỏi.

Nguy cơ từ "xiên bẩn"

Dễ thấy ở các hàng "xiên bẩn" là chiếc chảo dầu sôi với thực phẩm đủ loại được chiên liên tục. Cách chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và việc tái sử dụng dầu mỡ không nhãn mác nhiều lần dễ sinh ra các chất độc hại, tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khi sử dụng các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vi khuẩn sẽ nhân lên khi vào đường tiêu hóa và gây bệnh ngay tại đây. Các độc tố vi khuẩn có thể gây tình trạng ngộ độc tức thì ngay sau khi ăn. Những tổn thương trên đường tiêu hóa sẽ gây ra các triệu chứng như nôn, đau bụng dữ dội, tiêu chảy; tiếp theo là tình trạng nhiễm độc toàn thân, rồi sốt, mệt mỏi, rối loạn đa chức năng thậm chí tử vong.

Theo chuyên gia, những sản phẩm như xiên que bày bán tràn lan tại các cổng trường học đều không có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng. Các sản phẩm này chưa được các cơ quan kiểm chứng và không đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tiến sĩ Trần Thị Oanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đức Giang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc cho biết: “Khi nguồn gốc thực phẩm không rõ ràng cũng chính là nguy cơ gây ngộ độc. Nguôn gốc của thực phẩm liên quan đến các hóoc môn tăng trưởng có thể gây ra dậy thì sớm, ảnh hưởng đến xương”.

Để giảm thiểu rủi ro về ATTP, cần áp dụng các biện pháp từ cá nhân, nhà trường, gia đình đến cơ quan quản lý. Phụ huynh cần giải thích rõ về nguy cơ ngộ độc thực phẩm để con em nhận thức được vấn đề. Từ đó, học sinh nên tránh mua đồ ăn vặt tại các quầy bán không rõ nguồn gốc hoặc mất vệ sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái không nên được xem nhẹ vì vừa gây thiệt hại kinh tế, vừa đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, an toàn và lòng tin của xã hội.

Hơn 3.100 vụ đã bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý với tổng số tiền xử phạt, tịch thu khoảng 63 tỷ đồng trong Tháng cao điểm chống buôn lậu.

Công an thành phố Hà Nội đang tìm các bị hại của vụ án trộm cắp tài sản tại tòa HH2 Bắc Hà (Hà Nội) và đánh bạc tại Thanh Hóa, đều xảy ra vào tháng 4/2025.

Các lực lượng chức năng TP.Hà Nội vừa tổ chức đóng 5 lối đi tự mở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên tuyến đường sắt đoạn qua thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.

Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn do một cán bộ địa phương tổ chức và chỉ đạo.

Gói thầu số 9 dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô có chiều dài hơn 20km đang bị chậm tiến độ do còn nhiều vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.