Xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM tiên phong trong đào tạo
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Quốc gia TP.HCM đã đào tạo gần 400 nghìn cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ; tiên phong thí điểm mở các ngành đào tạo mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chip - bán dẫn, các chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng.
Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM có 17 ngành với 3 lĩnh vực được xếp hạng thế giới, trong đó có đến 14 ngành thuộc top 500 thế giới; dẫn đầu cả nước với 154 chương trình được kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế.
Với những thành tích xuất sắc, Đại học Quốc gia TP.HCM được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhất, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Đại học Quốc gia TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, xác định rõ giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu và với tầm nhìn chiến lược, ngay từ đầu những năm 1990, Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo tập trung đổi mới công tác giáo dục đào tạo, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ “xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã quyết định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để đạt mục tiêu này, những năm tới nước ta phải phát triển liên tục với mức tăng trưởng 2 con số, trong đó xác định rõ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nguồn nhân lực chất lượng cao là những yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định.
Yêu cầu Đại học Quốc gia TP.HCM nỗ lực phấn đấu để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM tiên phong xuất sắc trong ba nội dung: đổi mới tư duy, phương pháp luận cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, với “tầm nhìn xa, trộng rộng, nghĩ sâu, làm lớn”, “coi trọng thời gian, coi trọng trí tuệ và sự quyết đoán”; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, tập trung các ngành mới nổi như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, dữ liệu lớn, lượng tử, quang học, vật liệu mới; giữ gìn bản sắc, giá trị cốt lõi và những mục tiêu đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của cả nước theo đúng sự chỉ đạo của Đảng và mong muốn của nhân dân.


Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng.
Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.
Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
0