Xanh hóa đặt ra thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt

Tại Việt Nam, mặc dù nhu cầu xanh hóa hoạt động sản xuất ngày càng lớn nhưng nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khi không đủ nguồn lực để triển khai các giải pháp, mô hình mới.

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu muốn chuyển đổi vùng sản xuất theo hướng xanh hóa, sẽ phải tổ chức lại vùng trồng, hướng dẫn và cung cấp vốn mồi cho nông dân.

Các khâu trong hoạt động chế biến tại doanh nghiệp Vinasamex sẽ phải thay đổi để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của đối tác. Bà Nguyễn Thị Huyên, Tổng giám đốc Vinasamex, cho biết: ''Chúng tôi không nhận được bất kỳ một hỗ trợ này trong suốt quá trình. Nhiều lúc muốn bỏ cuộc''.

Xanh hóa – Thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt

Nhiều doanh nghiệp khác cũng cho biết,hiện đang rất muốn thực hành hoàn chỉnh hoạt động theo bộ tiêu chuẩn quản trị - môi trường – xã hội ESG. Thế nhưng rào cản lớn đang phải đối mặt là khả năng tiếp cận với những nguồn lực tài chính hỗ trợ, như với BCG Energy, hay Công ty cổ phần Tái chế nhựa Lam Trân.

''Chúng tôi mong sẽ sớm có các chính sách phân loại giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực'', ông Phan Đăng Bảo, Công ty cổ phần Tái chế nhựa Lam Trân, cho biết.

Rào cản lớn  nhất doanh nghiệp đang phải đối mặt là khả năng tiếp cận với những nguồn lực tài chính.

Dư nợ tín dụng xanh hiện đang chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dự nợ toàn nền kinh tế. Cùng với việc trái phiếu xanh còn rất ít, nhiều chuyên gia cho rằng cần sớm có bộ tiêu chí phân loại xanh để thúc đẩy việc khơi thông nguồn vốn hỗ trợ xanh cho doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: ''Bộ đang xây dựng bộ tiêu chí phân loại xanh. Đây là khuôn khổ pháp lý rất quan trọng để các bộ, ngành bố trí nguồn lực để tiếp cận với nguồn ưu đãi xanh''.

Phát triển bền vững và hướng tới phát thải ròng bằng 0.

Ông Nguyễn Phương Nam, chuyên gia đánh giá quốc tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của LHQ, nhận định: ''Trong lúc chờ đợi thì các doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể sử dụng các bộ tiêu chí xanh của thế giới, của những thị trường mà chúng ta đang có hàng hóa xuất khẩu. Các doanh nghiệp có thể bám theo các tiêu chí sẵn có đó trong thời gian chờ đợi có bộ tiêu chí xanh cho VN''.

Hành động của doanh nghiệp là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển bền vững và hướng tới phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, bộ tiêu chí được kỳ vọng sẽ là một cú hích mới giúp doanh nghiệp mạnh dạn chuyển đổi những mô hình sản xuất mới theo hướng bền vững hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?

Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.

Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.

Lợi nhuận sau thuế quý I/2025 của VEAM giảm 11% so với cùng kỳ, còn 1.277 tỷ đồng, mức giảm tuyệt đối là 158 tỷ đồng. Vậy, tín hiệu sau khi VEAM giảm lợi nhuận là gì?

Hình thức thuế khoán, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận của các đại biểu trước khi bấm nút thông qua nghị quyết vào sáng 17/5.