Xả rác Tết bừa bãi gây xấu cảnh quan Hà Nội
Thói quen xấu dễ bắt gặp nhiều năm
Năm nào cũng vậy, từ chiều đến đêm 30 tết các lực lượng công nhân môi trường đã phải căng mình ra dọn rác đào do các điểm bán ế, người dân bỏ lại hết ở vỉa hè.
Đến ngày mùng 5 Tết, các điểm cẩu rác trên địa bàn thành phố đều đã thấy số lượng lớn các cành đào lớn, nhỏ như thế này.

Mấy năm gần đây, xu hướng các gia đình mua các cành đào huyền và đào rừng nhiều, đã khiến cho lượng rác đào đầu năm không chỉ tăng lên nhanh chóng, mà còn gây khó khăn rất lớn cho công tác thu gom, vận chuyển của người công nhân.
Chị Đào Thị Lan Anh, Chi nhánh Hoàn Kiếm - Urenco Hà Nội chia sẻ: "Cành và cây to khó vận chuyển nên họ phải mất nhiều thời gian thu rác hơn. Mỗi xe gom phải đi làm nhiều đợt và nhiều cây to nặng khó bê vác".
Không khó để bắt gặp tại nhiều chân điểm rác vào thời điểm sau tết, là những cành đào, cây quất cảnh cao lớn đã được vứt ra đường, thậm chí nhiều tuyến đường người dân cũng mang cành đào khá lớn ra nơi tập kết rác, mà không cắt nhỏ cho gọn gàng.
Những người thu gom rác cật lực lao động sau tết nguyên đán
Với những cành đào nhỏ thì xe cuốn ép có thể xử lý gọn lại luôn, song với những cành lớn thì thường các công nhân phải để lại còn chặt gọn rồi xe mới ép lại được.
Chị Nguyễn Thị Hiền, Chi nhánh Hai Bà Trưng- Urenco Hà Nội chia sẻ: "Từ trước Tết đã rất vất vả vì rác cồng kềnh và đào quất, ra Tết lại vất vả không kém vì lượng rác đào bỏ đi lớn, ở khắp mọi tuyến phố. Mong muốn người dân cắt nhỏ, bó gọn đào trước khi bỏ ra điểm".

Những người thu gom rác cật lực lao động sau tết
Năm nào cũng vậy, đối với công nhân môi trường đô thị, thì việc thu dọn rác đào quất sau Tết là rất khó khăn, luôn mất rất nhiều công sức, thậm chí còn thiệt hại không nhở đến trang thiết bị, máy móc cuốn ép rác. Và khi đó rác thải tồn đọng trên đường phố sẽ khó có thể vận chuyển hết, cảnh quan môi trường của đô thị sẽ bị ảnh hưởng.
Nhiều người cho rằng, mỗi gia đình khi không còn sử dụng các cây quất hay cành đào cảnh nữa, thì trước khi bỏ ra điểm tập kết rác nên chặt và bó gọn các cành cây quất cảnh, cành đào. Một hành động nhỏ, nhưng lại mang nhiều ý nghĩa tích cực nhằm xây dựng cảnh quan đô thị, giảm công sức của người lao động và làm cho việc thu dọn rác thải đô thị trở nên nhanh và sạch hơn.

Đây là trách nhiệm của chính quyền cơ sở, tổ dân phố… cần tuyên truyền để mỗi gia đình, mỗi người dân có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan cộng đồng xã hội.
Theo chương trình 06 ngày 17/3/2021 của Thành ủy đã yêu cầu các quận huyện, thị xã thực hiện: “ phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021- 2025. Bởi vậy, chính quyền các cơ sở cần triển khai để thực hiện chương trình số 06 một cách có hiệu quả.


Sở Xây dựng Hà Nội đã thông báo phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông xung quanh khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm từ ngày 7/4 đến ngày 30/4.
Hàng loạt hố ga trong khu đất đấu giá phường Phú Lương, quận Hà Đông hiện bị mất nắp, nhưng chỉ được che chắn, cảnh báo sơ sài và người dân đang hàng ngày đối mặt với tình trạng mất an toàn giao thông.
100% quân số Cảnh sát giao thông từ ngày 5/4 đã được huy động tăng cường trên hàng chục điểm nút giao thông trọng điểm, tuyến cửa ngõ ra vào thành phố để bảo đảm cho người dân đi lại được an toàn, thông suốt.
UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 6/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 được khởi công từ năm 2022 và dự kiến hoàn thành 2027, tuy nhiên, hơn hai năm qua, việc triển khai đang chậm trễ, nhà thầu thi công cầm chừng vì thiếu mặt bằng.
0