Vụ việc Telegram không nên trở thành cuộc đàn áp chính trị

Văn phòng Tổng thống Nga vừa lên tiếng cảnh báo vụ việc của nhà sáng lập Telegram, ông Pavel Durov, không nên trở thành một cuộc đàn áp chính trị.

Động thái trên được đưa ra sau khi một thẩm phán người Pháp cho biết sẽ chính thức điều tra ông chủ Telegram, Pavel Durov, về tội phạm có tổ chức trên ứng dụng nhắn tin này. Tuy nhiên, cho phép ông Pavel Durov được tại ngoại với điều kiện phải trả 5 triệu euro, báo cáo với cảnh sát hai lần một tuần và không được rời khỏi lãnh thổ Pháp.

Trong một tuyên bố liên quan, Công tố viên Paris Laure Beccuau cho biết thẩm phán có căn cứ để chính thức điều tra ông Pavel Durov về tất cả các cáo buộc trên.

Nhà sáng lập Telegram - ông Pavel Durov,

Trong đó, ông Pavel Durov bị tình nghi đồng lõa trong việc điều hành một nền tảng trực tuyến cho phép giao dịch bất hợp pháp, hình ảnh lạm dụng tình dục trẻ em và buôn bán ma túy.

Người này cũng đang bị điều tra vì cáo buộc rửa tiền và từ chối hợp tác với các cơ quan tư pháp.

Trong khi đó, luật sư của người sáng lập Telegram phản bác quyết định của thẩm phán Pháp, cho rằng phán quyết trên là vô lý khi cáo buộc người đứng đầu một mạng xã hội phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ hành vi phạm tội nào xảy ra trên nền tảng này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Nông nghiệp Nam Phi ngày 11/5 (giờ địa phương) xác nhận dịch bệnh lở mồm long móng ở nước này đã lan sang KwaZulu-Natal và các tỉnh khác.

Tại Hàn Quốc, chiến dịch tranh cử Tổng thống chính thức bắt đầu vào ngày 12/5, hướng tới cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 3/6 tới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Ukraine chấp nhận ngay đề xuất đàm phán trực tiếp và vô điều kiện với Nga - một sáng kiến được Tổng thống Vladimir Putin đưa ra mới đây.

Các cuộc đàm phán mới giữa Iran và Mỹ nhằm tháo gỡ những bất đồng kéo dài liên quan tới chương trình hạt nhân của Tehran vừa kết thúc tại Oman vào ngày 11/5.

Thị trường tài chính toàn cầu đã khởi sắc sau khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc thông báo đạt được những tiến triển tích cực trong đàm phán thương mại.

Tổng thống Vladimir Putin dường như cho thấy mong muốn thực sự của Nga trong việc giải quyết hòa bình cuộc xung đột Ukraine khi đề xuất đàm phán trực tiếp với Kiev.