Vũ điệu nhảy lửa độc đáo của người Dao đỏ Bắc Hà

Nằm trong khuôn khổ lễ hội 'Cao nguyên trắng Bắc Hà' với chủ đề “Nghiêng say mùa xuân” 2024, lễ hội nhảy lửa của đồng bào Dao đỏ xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà được đông đảo nhân dân và du khách đến chiêm ngưỡng.

Sau nghi lễ thiêng liêng, trong hồi trống rộn ràng, thầy cúng thực hiện nghi thức cúng gọi thần linh nhập vào các trò để tham gia nhảy lửa, xin thần linh, thần lửa ban cho các trò sức mạnh để nhảy lửa.

Theo quan niệm của người Dao đỏ, ngọn lửa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt và văn hóa, tâm linh. Lửa được coi là vị thần giúp xua đuổi tà ma, bệnh tật, mang lại sự ấm áp và cuộc sống no đủ, thịnh vượng.

Vũ điệu nhảy lửa linh thiêng của người Dao đỏ

Với đôi chân trần, những thanh niên Dao đỏ nhảy vào giữa đống lửa, lấy chân gạt than ra thành một bãi rộng, họ nhảy múa trong lửa đỏ với đôi chân trần mà không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi. 

Nghệ nhân Bàn A Ton, xã Nậm Đét, Bắc Hà, Lào Cai cho biết: "Đây là phong tục tập quán của người dân làng thời xưa, đồng thời kết hợp cầu may cầu tài cầu phúc, cầu thái dân an, mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu, người khỏe mạnh."

Lễ hội nhảy lửa là lễ hội truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Dao đỏ

Lễ hội nhảy lửa là lễ hội truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Dao đỏ, huyện Bắc Hà. Lễ hội được tổ chức với ý nghĩa cầu phúc, cầu may nhân dịp đầu năm mới, xua đi những điều không may mắn, đón nhận sự ấm áp, an lành trong suốt cả năm. 

Ông Hoàng Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà cho biết: "Lễ hội nhảy lửa là lễ hội truyền thống được bà con dân tộc Dao ở xã Nậm Đét bảo tồn và lưu giữ, cũng như xác định đây là văn hóa của đồng bào dân tộc Dao. Chính vì vậy, với việc bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng gắn với phát triển du lịch, huyện Bắc Hà đã mở những lớp truyền dạy về nghi thức tập tục cũng như phương pháp để thế hệ trẻ có cơ hội được tiếp xúc và tham gia vào các hoạt động. Từ năm 2017, huyện nâng cấp lễ hội nhảy lửa lên theo quy mô tổ chức cấp huyện. Xác định đây là lễ hội cần được bảo tồn gắn với phát triển du lịch và huyện đã đứng ra tổ chức."

Đối với người Dao đỏ, lửa được coi là vị thần giúp xua đuổi tà ma, bệnh tật, mang lại sự ấm áp và cuộc sống no đủ, thịnh vượng.

Đây là một hoạt động văn hóa độc đáo của đồng bào Dao đỏ, nhằm bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, giáo dục lòng can đảm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, chứa đựng niềm tin, hướng cộng đồng tới cái thiện và những việc làm tốt. Qua đó, tăng cường khối đại đoàn kết, phát huy các giá trị tốt đẹp của các dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.

Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.

Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.

Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.