Vòng quay luẩn quẩn: Khó mua khó bán nhà ở xã hội
Từ đầu tháng 4, sau nhiều lần được Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo, hiện nay mới có 23 dự án đủ điều kiện để vay gói 120 nghìn tỷ. Nhưng 23 dự án đó chỉ có nhu cầu vay vốn là 13.300 tỷ đồng, một con số quá thấp.
Nhìn ngược lại cả hai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11 trước đó hiện đang giải ngân rất thấp, tương ứng với 1% và hơn 34%. Điều cần lưu ý là đối tượng và thời gian của ba gói tín dụng này đều kết thúc vào cuối năm 2023.
Vấn đề đặt ra: Hai gói tín dụng trước còn chưa hấp thụ hết thì liệu gói 120 nghìn tỷ đồng có khả thi không, khi mà các điều kiện cho vay còn ngặt nghèo hơn? Lẽ ra đây sẽ là gói tín dụng hết sức được mong chờ, nhưng thực tế lại không như mong muốn. Nguyên nhân chính vì lãi suất vẫn ở mức quá cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp. Đã thế thời gian cho vay chỉ có 5 năm.
"Thu nhập của người dân Việt Nam nói chung so với giá bất động sản nó thấp hơn 20 lần. Thế thì người thuộc diện nhà ở xã hội thì còn thấp hơn rất là nhiều. Chính vì thế, rất nhiều nước trên thế giới cho mua trả góp 20-30 năm chứ không thể nào có chuyện như Việt Nam trong vòng 5 năm yêu cầu trả được.
Đây là việc chúng ta mới chỉ giải quyết được nhu cầu bức xúc cho những người ưu tú trong đối tượng thu nhập thấp thôi, chứ thực ra nói về lâu về dài, với thu nhập thực tế của người lao động TNT không thể có tiền mua được nổi”, ông Nguyễn Chí Thanh – PCT Hiệp hội BĐS Việt Nam lý giải.
Ở nhiều quốc gia, nhà ở xã hội là lĩnh vực được hỗ trợ rất lớn từ Chính Phủ, các Quỹ tiết kiệm nhà ở bắt buộc hoặc chính từ đóng góp hàng tháng của người lao động tích lũy lại.
Chiếu theo đó, với tình hình thiếu hụt nhà ở xã hội cấp bách như Việt Nam, lúc này cần sớm đề xuất bổ sung thêm các nguồn cho vay ưu đãi, với mức lãi suất có thể hạ thấp hơn nữa, chứ không thể trông chờ hay thúc ép các ngân hàng thương mại.
"Tôi cho rằng nếu chúng ta quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng trong bối cảnh chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt như hiện nay thì rất khó để chúng ta kỳ vọng, bưởi dòng vốn trong nền kinh tế chỉ có giới hạn. Chúng ta sẽ đối mặt với nhiều rủi ro lạm phát cao nếu như chúng ta bơm tiền ra trong giai đoạn lạm phát tiềm ẩn", ông Đỗ Bảo Ngọc – Chuyên gia kinh tế cho biết.
Trrong khi chưa thể trông chờ nguồn cấp vốn vay ưu đãi nào khác, thì hiện câu hỏi lớn nhất khi triển khai gói 120 nghìn tỷ là làm thế nào để cải cách được các điều kiện cho vay vốn, bởi hiện quá ngặt nghèo.
Chủ đầu tư vay để xây nhà đã khó. Người mua cũng bị ràng buộc rất nhiều điều kiện để được cho vay, thế nên ngay cả các dự án đã hình thành quỹ nhà ở xã hội dồi dào để bán, thì người ký hợp đồng mua nhà cũng rất nhỏ giọt.
Cái vòng luẩn quẩn: Bên có nhà không bán được – bên cần nhà không vay mua được - dự án đình trệ khiến các chủ đầu tư chùn chân trong phát triển dự án mới - đang là một thực tế không có lời giải.


Do còn một số vướng mắc về pháp lý dự án nhà ở xã hội Bảo Ngọc tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên vẫn chưa thể triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai và ảnh hưởng đến tiến độ chung của Thành phố.
Các cơ quan quản lý và chuyên gia đã đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng nhà tái định cư sang nhà ở xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện GPMB vẫn còn nhiều vướng mắc về pháp lý cần sớm được tháo gỡ.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 98 hướng dẫn thực hiện Luật nhà ở 2023. Trong đó, có qui định việc bồi thường và tái định cư đối với căn hộ chung cư không thuộc tài sản công.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 69.712 chung cư mini, nhà trọ. Tuy nhiên, có gần 68% trường hợp chưa đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
Công ty Cổ phần Phát triển nhà Phúc Đồng, sẽ mở bán 308 căn hộ nhà ở xã hội dự án Hope Residences với mức giá 16 triệu đồng/m².
Số lượng dự án mới mở bán trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều gia tăng trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025. Tuy nhiên, nguồn cung chủ yếu tập trung ở phân khúc cao cấp, trong khi nhu cầu của 70% người lao động lại nằm ở phân khúc trung cấp và giá rẻ.
0