VN-Index giảm điểm

VN-Index mở cửa phiên chiều với áp lực bán dần gia tăng trở lại, khiến chỉ số suy yếu, chuyển sang trạng thái giằng co quanh mốc tham chiếu và đóng cửa trong sắc đỏ.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,23 điểm (-0,02%) về mức 1.228,1 điểm; HNX-Index giảm 0,47 điểm (-0,21%) còn 221,29 điểm.

Về mức độ ảnh hưởng, VHM, GVR, VPB và STB là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 2,4 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, GAS, TCB, HVN và BID là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất, góp hơn hai điểm vào chỉ số chung. Ngành bất động sản là ngành duy nhất có mức giảm mạnh với -1,13%, chủ yếu đến từ mã VHM, DXG, PDR và NVL.

Ngược lại, ngành viễn thông có mức phục hồi mạnh nhất thị trường, đạt 2,11% với sắc xanh xuất hiện ở VGI, ELC, FOX, ICT và VNB. Theo đà phục hồi còn có ngành công nghiệp và chăm sóc sức khỏe với mức tăng lần lượt là 0,86% và 0,64%.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này quay lại mua ròng hơn 10 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã HDG, TCB, MWG và FPT.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đóng cửa phiên giao dịch tuần này, giá vàng thế giới niêm yết trên sàn Kitco đã giảm mạnh, xuống còn 3.036,8 USD/ounce.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tuần biến động mạnh, chủ yếu do thông tin về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Những tỷ phú giàu nhất thế giới đã mất hàng tỷ USD giá trị tài sản ròng chỉ sau một đêm, khi thông báo về thuế đối ứng mới của Tổng thống Donald Trump gây chấn động khắp Phố Wall.

Ngày 9/4 mức thuế đối ứng 46% Mỹ áp lên Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực, hiện tại, Việt Nam vẫn đang rất nỗ lực đàm phán với phía Mỹ để giảm thiểu mức thuế này, hạn chế những thiệt hại với nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán có 5 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt, từ ngày 8-11/4, với mức cao nhất là 120%.

Nhiều ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, với tỷ lệ lên đến 25% bên cạnh chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao 25-30% nhằm tăng vốn.