VN-Index giảm điểm
Có thời điểm chỉ số giảm tới 14 điểm, nhưng sau đó đã có nhịp hồi lại và chỉ còn giảm gần 10 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 9,88 điểm (-0,77%), về mức 1.269,89 điểm; HNX-Index giảm 1,93 điểm (-0,85%), về mức 225,50 điểm. Thanh khoản thị trường có sự cải thiện trong phiên chiều. Kết phiên, giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 21,2 ngàn tỷ đồng.
Áp lực giảm đến từ một số cổ phiếu trụ như GVR, BID, FPT, VCB, CTG… Nhóm 10 mã gây áp lực khiến VN-Index giảm mạnh gần 7 điểm. Ở chiều ngược lại, VHM, EIB chỉ kéo tăng được gần 1 điểm. Nhóm tài chính - ngân hàng ngập trong sắc đỏ, tương tự nhóm chứng khoán. HCM, SHS, FTS, CTS, VDS… cùng giảm trên 2%. VCI, SSI, VDS… giảm nhẹ hơn 1%.
Phiên hôm nay, có khoảng 460 mã giảm, 280 mã tăng. Điều này cho thấy áp lực giảm vẫn đang hiện hữu trên diện rộng. Khối ngoại tiếp chuỗi bán ròng, giá trị bán ròng là hơn 245 tỷ đồng, tập trung ở các mã FUEVFVND, KDH, VRE, SHS.


Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tuần biến động mạnh, chủ yếu do thông tin về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Những tỷ phú giàu nhất thế giới đã mất hàng tỷ USD giá trị tài sản ròng chỉ sau một đêm, khi thông báo về thuế đối ứng mới của Tổng thống Donald Trump gây chấn động khắp Phố Wall.
Ngày 9/4 mức thuế đối ứng 46% Mỹ áp lên Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực, hiện tại, Việt Nam vẫn đang rất nỗ lực đàm phán với phía Mỹ để giảm thiểu mức thuế này, hạn chế những thiệt hại với nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán có 5 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt, từ ngày 8-11/4, với mức cao nhất là 120%.
Nhiều ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, với tỷ lệ lên đến 25% bên cạnh chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao 25-30% nhằm tăng vốn.
Nếu bị áp thuế nhập khẩu đối xứng, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay có thể giảm từ 0,7 - 1,3 điểm % so với kịch bản không bị áp thuế, theo nhận định của Công ty Chứng khoán KB.
0