VN-Index bùng nổ, tăng mạnh nhất từ đầu năm đến nay
Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ đầu năm nay. Toàn thị trường có 963 mã tăng.
Thanh khoản thị trường cũng cải thiện hơn so với nhiều phiên trước đó, với giá trị giao dịch đạt hơn 14.637 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức thanh khoản này vẫn thấp hơn đáng kể so với giá trị giao dịch trung bình của các phiên trong tháng 9.
Sau chuỗi ngày chạm đáy, VN-Index ghi nhận phiên tăng điểm mạnh giải toả bớt phần nào tâm lý căng thẳng của nhà đầu tư.
Dù 2 phiên tăng vừa qua chưa thể khẳng định xu hướng của chỉ số, song nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng sẽ là điểm khởi đầu cho một đợt phục hồi mới khi VN-Index đã giảm xấp xỉ 17% kể từ đỉnh 1.250 điểm.
Theo chuyên gia, vùng 1.000 – 1.030 điểm là hỗ trợ rất mạnh của VN-Index trong giai đoạn này.
Xu hướng thị trường sẽ dần ổn định về mặt tâm lý, thu hẹp biên độ dao động và thanh khoản duy trì ở mức trung bình. Sau thời gian tích luỹ với đáy 2 cao hơn đáy trước, VN-Index sẽ có diễn biến tích cực hơn.


Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
0