Việt Nam vẫn là điểm đến dòng vốn FDI giữa biến động
Tại diễn đàn, các chuyên gia đưa ra 3 kịch bản từ triển vọng cuộc đàm phán về thuế đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ở kịch bản tốt nhất, mức thuế sẽ ở mức 10-15%. Ở kịch bản xấu nhất, mức thuế sẽ là 30-35%. Còn ở kịch bản mục tiêu, các chuyên gia kỳ vọng, Việt Nam có thể đàm phán mức thuế ở con số 18-22%. Với kịch bản này, hàng xuất khẩu Việt Nam chỉ mất một phần tính cạnh tranh, FDI chậm lại.
Về trung và dài hạn, các doanh nghiệp FDI vẫn chọn Việt Nam là điểm đến nhờ sự ổn định từ các yếu tố vĩ mô. Tuy nhiên, đã đến lúc Việt Nam cần cải thiện “hạ tầng mềm”, từ quy hoạch, thủ tục đầu tư, đến môi trường phát triển công nghiệp bền vững.


Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua đề xuất về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Theo số liệu từ Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi tiến sát mốc 123 triệu đồng/lượng trong phiên sáng, giá vàng miếng chiều 8/5 đã quay đầu giảm về mức 120,5 triệu đồng/lượng, tuy nhiên, một số thương hiệu vàng lớn lại thông báo hết vàng nhẫn để bán.
Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài FDI trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Thông tin này được các diễn giả chia sẻ tại Diễn đàn Tài chính – Bất động sản 2025 ngày 8/5.
Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ cụ thể hóa các giải pháp để phát huy tối đa vai trò, đưa kinh tế tư nhân trở thành "một động lực quan trọng nhất" và là "lực lượng tiên phong" của nền kinh tế.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới được ban hành là một định hướng chiến lược rất quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.
0