Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 202 tỷ USD, xuất siêu 3,16 tỷ USD. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) đạt 50,5 điểm, cho thấy sản xuất phục hồi. CPI bình quân tăng 3,22%, lạm phát được kiểm soát nhờ điều hành linh hoạt tỷ giá và lãi suất.
Tiêu dùng nội địa tăng mạnh nhờ du lịch phục hồi, với lượng khách quốc tế tăng gần 30%, góp phần giúp doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%.
Sản xuất công nghiệp quý I tăng 7,8%, trong đó chế biến chế tạo giữ vai trò chủ lực. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 8,3%; FDI đăng ký tăng 34,7%.
Chính phủ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư.
Tuy nhiên, quý II được dự báo đối mặt nhiều thách thức từ rào cản thương mại và nhu cầu toàn cầu giảm. Tiêu dùng nội địa và đầu tư công tiếp tục là trụ cột quan trọng. Mục tiêu tăng trưởng 8% vẫn được giữ nguyên, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.


Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giao dịch đầy biến động, giảm hơn 100 điểm chỉ trong hai phiên cuối tuần do ảnh hưởng từ thông tin Mỹ áp thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm sâu vào ngày 7/4, nhiều chỉ số chạm đáy sau nhiều năm, khiến một số thị trường phải tạm dừng giao dịch.
Mới đây, Keppel đã thoái toàn bộ 42% vốn tại liên doanh giữa Tiến Phước, Keppel Land và Trần Thái, chính thức rút khỏi dự án do lỗ luỹ kế 32 tỷ đồng.
Theo Cục Thống kê, tổng vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I/2025 đạt 1,38 triệu tỷ đồng, tăng gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Số thuế thu từ tổ chức và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 7%, cao nhất trong vòng 5 năm qua, vượt kịch bản đề ra trong Nghị quyết 01 của Chính phủ, thuộc top tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong quý I/2025.
0