Việt Nam thu hút nhiều tập đoàn công nghệ cao

Năm 2024, Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới. Sang năm 2025, dù bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới khó lường, nhưng dự báo Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Năm 2024, nước ta tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu suy giảm. Tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 38,23 tỷ USD, thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới. Vốn FDI thực hiện ước khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2023, đạt mức cao nhất từ năm 2020 đến nay.

Việt Nam cũng  xác lập được vị thế quan trọng trên bản đồ chuỗi công nghiệp bán dẫn thế giới, thu hút được nhiều tập đoàn công nghệ lớn, đặc biệt là điểm nhấn ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ và Tập đoàn NVIDIA. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.

Tiến sĩ Dorsatin Madani, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho biết: "Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Không phải chỉ là cam kết mà dòng vốn giải ngân đạt hiệu quả tích cực. Chúng tôi nhìn thấy tỷ lệ tăng trưởng khá ổn định của FDI vào Việt Nam khi so sánh với nhiều quốc gia trong khu vực. Điều này khẳng định lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư".

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam tiếp tục thu hút được nhiều tập đoàn công nghệ cao. Điều này giúp nước ta tiếp tục duy trì vị thế là mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2024. Cụ thể, đã đóng góp ngân sách nhà nước khoảng 20,49 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Đặc biệt, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 50,3 tỷ USD, là bệ đỡ giúp cả nước xuất siêu khoảng 24,9 tỷ USD năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.

Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo chuyển cổ phiếu BCG của Công ty Cổ phần Bamboo Capital sang diện kiểm soát kể từ ngày 13/5, do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 quá 30 ngày so với thời hạn quy định.

Giá vàng nhẫn, vàng SJC chiều 13/5 đảo chiều tăng mạnh. So với thời điểm sáng 13/5, giá vàng miếng tăng trung bình 1,3 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn ghi nhận mức tăng cao nhất lên tới 1 triệu đồng/lượng.