Việt Nam sẵn sàng trước biến động thương mại toàn cầu

Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và các nước trên thế giới đòi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng, có kịch bản và phương án ứng phó để không bị động, bất ngờ trước diễn biến bất thường.

Việt Nam hiện đứng trong top ba quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ, chỉ sau Trung Quốc và Mexico.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các vụ thị trường nước ngoài, hệ thống các thương vụ theo dõi sát, nắm bắt thông tin về tình hình thị trường, biến động kinh tế, chính sách... ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam để kịp thời tham mưu với Chính phủ những phản ứng chính sách phù hợp.

Hai kịch bản ứng phó ngắn hạn và dài hạn khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang cũng đã được xây dựng để Việt Nam không bị động, bất ngờ trước diễn biến bất thường có thể xảy đến.

Theo các chuyên gia, cùng với việc xây dựng các kịch bản và phương án ứng phó, phía các hiệp hội, ngành hàng Việt Nam cần tích cực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, kiểm soát xuất xứ nguồn cung nguyên vật liệu.

Ông Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho biết: "Thị trường toàn cầu hiện đang có "4 bất": bất ổn, bất định, bất trắc, bất an của các nhà sản xuất và các nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ quy định của các thị trường xuất nhập khẩu, các hiệp định tự do và các quy định liên quan đến xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường".

Việt Nam là nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu với thế giới, có độ mở lớn với kim ngạch xuất nhập khẩu gấp gần hai lần so với GDP, có thể sẽ chịu tác động lớn từ những biến động bên ngoài. Bởi vậy, khi được hỏi về sự chuẩn bị của Việt Nam cho chiến tranh thương mại thế giới, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: "Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương. Trên thực tế, thương mại đầu tư giữa hai nước thời gian qua đã phát triển hết sức tích cực. Trong thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Hoa Kỳ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tháo gỡ các vướng mắc còn tồn tại, góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định, bền vững và đáp ứng lợi ích của cả hai bên".

Việt Nam cũng sẽ tập trung tạo cân bằng cán cân thương mại với Mỹ, thúc đẩy ngoại giao, hợp tác với nước này. Hai nền kinh tế vốn mang tính chất bổ trợ, hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Mỹ; ngược lại, còn tạo điều kiện để người tiêu dùng Mỹ được sử dụng hàng hóa rẻ của Việt Nam. Việc duy trì và củng cố lòng tin chiến lược giữa hai quốc gia sẽ góp phần kiến tạo tầm nhìn chung, góp phần phát triển quan hệ kinh tế, thương mại song phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bị “thổi bay” chỉ trong hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, nâng tổng mức vốn hóa bị mất từ khi ông Trump nhậm chức lên gần 8.000 tỷ USD.

Giá vàng trong nước sáng 5/4 đồng loạt giảm mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.