Việt Nam lọt top 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á

Theo trang Seasia Stats, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô dự kiến năm 2025 đạt khoảng 506 tỷ USD.

Seasia Stats nhấn mạnh “Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhờ vào xu hướng bùng nổ sản xuất và đầu tư nước ngoài”.

Theo xếp hạng của Seasia, Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất châu Á. Nhật Bản đứng thứ 2, tiếp theo là Ấn Độ, Hàn Quốc.

Trong các nước Đông Nam Á có Indonesia lọt top 5 và là nền kinh tế lớn nhất của khu vực, với quy mô dự kiến sẽ đạt 1.500 tỷ USD năm 2025. Xếp sau Việt Nam trong top 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á lần lượt là Malaysia, Bangladesh và Iran.

Chính phủ Việt Nam kỳ vọng mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% cho năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại nhiều vỉa hè ở Hà Nội, trứng gà được bày bán tràn lan với mức giá chỉ từ 1.500-2.000 đồng/quả – giảm tới 50% so với trước đó.

Giá vàng miếng SJC về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 91 triệu đồng/lượng, đánh dấu mốc giảm ngày thứ tư liên tiếp.

Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để xin ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, kỳ vọng nhiều cơ chế đặc thù giúp doanh nghiệp thật sự trở thành động lực của nền kinh tế đất nước.

Cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế quá hạn trên 120 ngày, với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên, sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Mức lương cơ bản của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị có mức cao nhất là 80 triệu đồng/tháng, thấp nhất 31 triệu đồng/tháng trong doanh nghiệp nhà nước.

Phí trước bạ đối với xe ô tô điện chạy pin sẽ không còn được miễn; Quy định mới về xuất khẩu gạo; Siết chặt quản lý khai thác khoáng sản;... là một số chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 3.