Việt Nam đứng thứ 6 tại ASEAN về chất lượng quản trị
Kết quả trên đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào quản trị công ty, xem như một mục tiêu chiến lược và phải được ưu tiên hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Năm 2024, Việt Nam chỉ có 69 doanh nghiệp được lựa chọn đánh giá theo chuẩn quản trị ACGS. Trong khi quy mô nhóm các nhà đầu tư quan tâm đến chất lượng quản trị trên thế giới đạt mức 158.000 tỷ USD. Điều này đòi hỏi các DN Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào chất lượng quản trị thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận.
Bà Nguyễn Thị Trà My - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn PAN, cho biết: “Làm sao có được một đội ngũ quản trị mạnh và hiệu quả là điều quan trọng nhất mà chúng tôi quan tâm. Đội ngũ quản trị này phải là đội ngũ có rất nhiều kinh nghiệm và đa dạng có thể về tuổi đời, thậm chí là giới tính và cũng như là chuyên môn của mình để có những ý kiến trái chiều, cùng xây dựng và đưa ra quyết định tăng trưởng tốt nhất để phục vụ cổ đông và các bên liên quan”.
Ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV, cho biết: “Khi mà chúng ta nâng cao vai trò của quản trị thì chúng ta cũng sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn, nguồn lực từ các nhà đầu tư. Vì khi môi trường DN tạo ra công bằng, minh bạch và rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư khi rót vốn vào DN”.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đã thống nhất ban hành bộ thẻ điểm VNCG50 làm tiêu chuẩn đo lường chất lượng quản trị của DN. Nếu đạt điểm tối đa sẽ giúp doanh nghiệp tiến gần mức 60% tiêu chuẩn ACGS.
Bà Hà Thị Thu Thanh - Chủ tịch Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam VIOD, cho biết: “Chúng ta đã có một số các doanh nghiệp, họ đứng ở bậc thứ ba, bậc thứ tư, bậc thứ năm. Nhưng chỉ họ thôi thì không đủ, bởi vì chúng ta cần 100 doanh nghiệp mang ra điểm bình quân của cả 100 doanh nghiệp, nếu như là 10 doanh nghiệp đạt 10 điểm, nhưng có 5 doanh nghiệp 2 điểm thì điểm của chúng ta sẽ bị kéo xuống, thì bộ chỉ số thẻ điểm VNCG50 hỗ trợ đẩy tất cả các doanh nghiệp cùng đưa mặt bằng về một khoảng ở giữa mà ở đó chúng ta có thể tiệm cận dần”.
Nhà đầu tư quốc tế tìm kiếm sự đảm bảo rằng nguồn vốn của họ sẽ được quản lý một cách có trách nhiệm và tạo ra lợi nhuận một cách bền vững. Các cơ quan quản lý đang tiếp tục xem xét việc xây dựng Bộ chỉ số VNCG50 để nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường, tăng tính minh bạch và nâng cao tiêu chuẩn của DN Việt.


Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Khoảng 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bị “thổi bay” chỉ trong hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, nâng tổng mức vốn hóa bị mất từ khi ông Trump nhậm chức lên gần 8.000 tỷ USD.
Giá vàng trong nước sáng 5/4 đồng loạt giảm mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
0