Việt Nam chủ động phòng chống bệnh do virus HMPV gây ra

Trước thông tin về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc, Tiến sĩ Trần Đại Quang, Phó Trưởng phòng Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng đây không phải là dịch bệnh lạ hay sự kiện y tế bất thường.

Ông cho biết khi được tiếp cận những báo cáo về dịch bệnh trên tại từ phía Trung Quốc trong tuần cuối cùng của năm 2024, các tác nhân gây bệnh là: chủng vi rút cúm, vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và vi rút gây viêm phổi ở người. Thông thường, giai đoạn mùa đông tại Trung Quốc là thời điểm mà các chủng vi rút này hoạt động mạnh, khiến gia tăng các bệnh về đường hô hấp và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã khẳng định đây chỉ là bệnh gây nên do các tác nhân thông thường vào ngày 4/1.

Liên quan đến các đặc điểm của vi rút HPMV, Tiến sĩ Trần Đại Quang khẳng định khi đã xác định được tác nhân gây hại của vi rút, việc lên phương án xử lý, đối phó sẽ không quá khó khăn. Ngoài ra, với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút HPMV thì Việt Nam đã có những biện pháp chủ động như sau.

Liên tục duy trì thông tin để phối hợp, lên kế hoạch đối phó với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), cũng như các quốc gia thành viên để thực hiên các điều lệ y tế quốc tế. Bảo đảm thông tin được duy trì, tức Việt Nam luôn cập nhật những diễn biến mới nhất của dịch bệnh để thông tin tới các địa phương 1 cách nhanh chóng và chính xác.

Ông cũng cho biết thêm thời tiết Việt Nam hiện đang vào giai đoạn mùa Đông - Xuân, gió mùa, không khí khô lạnh là điều kiện thời tiết các bệnh liên quan đến nhiễm trùng hô hấp lây lan. Theo đó, ông khuyến cáo người dân nên duy trì việc tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, đồng thời giữ ấm khi ra ngoài và đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Đặc biệt, ông lưu ý trẻ nhở nên được các gia đình đưa đi tiêm chủng theo đúng lịch của cơ sở y tế địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.

Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.

Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.

Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.