Việt Nam - Ấn Độ giao lưu nhân dân, kết nối giáo dục

Sáng 10/4, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội phối hợp với Khoa Đông phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tăng cường giao lưu nhân dân - kết nối giáo dục và đào tạo Việt Nam - Ấn Độ”.

Các chia sẻ tại toạ đàm đã mang đến cái nhìn khái quát về giáo dục Ấn Độ, cơ hội hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Ấn Độ. Nổi bật là chính sách giáo dục quốc gia của Ấn Độ năm 2020 và những trải nghiệm học tập tại Ấn Độ, cơ hội việc làm với sinh viên bộ môn Ấn Độ học.

Buổi toạ đàm đã mang tới cho sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nhiều thông tin hữu ích về giáo dục đào tạo của Ấn Độ.

Ấn Độ đang hướng tới mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn thứ ba vào năm 2030. Một trong những cách thức để hiện thực hóa mục tiêu này là tiến hành cải cách giáo dục. Từ khi độc lập đến nay, Ấn Độ đã ba lần ban hành chính sách giáo dục quốc gia và hiện đang giữ vị trí hàng đầu về mạng lưới giáo dục đại học với hơn 1.000 trường đại học và hơn 42.000 trường cao đẳng.

Nhiều trường đứng ở vị trí top đầu thế giới với lợi thế là có chi phí phải chăng và khoảng cách địa lý cách Việt Nam chỉ hai giờ bay. Buổi toạ đàm đã mang tới cho sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nhiều thông tin hữu ích về giáo dục đào tạo của Ấn Độ và các bạn trẻ sẽ là hạt nhân thúc đẩy giao lưu nhân dân và hợp tác giáo dục, đào tạo giữa hai đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.

Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2025, trong đó, đáng chú ý là mức học phí tăng so với năm trước.