Vì sao tiêu thoát úng bị chậm?
Dù nằm ngay sát trạm bơm dã chiến Triều Đông, xã tân Minh, huyện Thường Tín nhưng trận mưa lớn vừa qua khiến trang trại của gia đình bà Bổng bị thiệt hại nặng. Hai vợ chồng già, sức yếu chẳng thể làm gì khi mực nước dâng nhanh. Đến hôm nay là 6 ngày, nhưng nước rút rất ít.

Bà Lê Thị Bổng, thôn Triều Đông, xã Tân Minh, huyện Thường Tín cho biết: "Vừa qua mưa lớn quá ngập hết cả, hai vợ chồng giăng lưới mà cá vẫn ra hết và ngập mất hai sào rau thơm la gim".
Là người vận hành rồi quản lý trạm bơm Văn Khê 2 gần 30 năm nay, ông Nhanh đã quá quen thuộc với công việc tiêu thoát nước nội đồng mỗi khi có mưa úng. Trạm bơm Văn Khê 2 đảm nhận việc tiêu thoát nước cho 300ha của các xã, thị trấn Tam Hưng, Kim Bài, Thanh Mai huyện Thanh Oai. Trận mưa vừa qua đã khiến 200 ha bị đầy nước, 70 ha ngập trắng. Năm nay, nước rút chậm hơn hẳn, với ông Nhanh, là điều khá bất thường.
Ông Ngô Văn Nhanh, Trạm trưởng trạm bơm Văn Khê 2, Công ty thủy lợi Sông Đáy chia sẻ: "Xí nghiệp chỉ đạo bơm tiêu nước đệm từ ngày 21/7, nhưng do lượng nước mưa lớn, công suất máy nhỏ nên khi bơm xuống không thấy rút".

Kênh Yên Cốc đảm nhận việc tiêu thoát nước chủ đạo cho huyện Thanh Oai, Thường Tín kết nối với trạm bơm Vân Đình. Trên hệ thống kênh này, nhiều trạm bơm đã được đầu tư, nâng cấp nhưng kênh mương thì “vẫn như xưa”.
Do đó, khi nước từ thượng nguồn đổ về, lũ trên các Sông Bùi, Sông Đáy ở mức báo động 3, sẽ tràn qua hàng chục đoạn kênh mương, chảy ngược vào đồng, việc tiêu thoát sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo dự báo, tuần tới Hà Nội lại tiếp tục có mưa lớn khiến chính quyền và người dân các xã bị ảnh hưởng rất lo lắng.

Ông Nguyễn Đình Thắm, phó Chủ tịch UBND xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai cho biết: "Hiện nay, diện tích lúa mùa chưa thể đánh giá được, dù đã được bơm rút nước, thế nhưng với nguy cơ này khó có thể đạt hiệu quả năng suất. Anh em chúng tôi 10 năm nay chưa thấy có hiện tượng như năm nay và chúng tôi tiếp tục nhận định tới đây thời tiết nó khắc nghiệt hơn".
Còn chị Nguyễn Phương Thủy, Đội phó đội thủy nông Cao Xá, xí nghiệp thủy lợi La Khê cho biết: "Trận mưa từ ngày 23 đến nay là gần một tuần rồi, đến thời điểm này việc tiêu cho các địa phương thì chỉ có một số địa phương tạm ổn thôi, lượng nước trong đồng đi ra còn rất là nhiều, một trận mưa nữa thì thực sự hậu quả khó lường".
Tính đến hết ngày 27/7, Công ty thuỷ lợi Sông Đáy đã vận hành 57 trạm bơm, với 227 máy, tổng lưu lượng hơn 738 ngàn m3/h. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 3.700 ha lúa bị đầy nước, hơn 1000 ha bị ngập sâu. Nếu không có sự đầu tư nâng cấp đồng bộ giữa trạm bơm và kênh mương thuỷ lợi, câu chuyện ngập úng dài ngày ở Hà Nội sẽ vẫn còn xảy ra.


Theo các chuyên gia, Thủ đô Hà Nội trước đây quy hoạch cho 250.000 dân, nhưng giờ dân số đã lên gần 10 triệu nên mở rộng không gian công cộng, nhất là ở khu vực Hồ Gươm là tất yếu.
Hôm nay là ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tình hình giao thông tại các tuyến đường hướng ra cửa ngõ Hà Nội bị ùn tắc.
UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1250 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất thời gian khởi công 3 dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Hồng gồm Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Tính chung quý I/2025, toàn thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 54.100 lao động, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
0