Vật tư nông nghiệp nhập khẩu 'cản đường' nông sản xuất khẩu
Trung Quốc thắt chặt việc xuất khẩu làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tới nguồn nhập khẩu nguyên liệu…. Trong khi đó giá sản phẩm nông nghiệp bấp bênh đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Theo số liệu mới nhất của Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT), Việt Nam có 841 nhà máy sản xuất phân bón với tổng công suất sản xuất 39,25 triệu tấn/năm, 24.349 sản phẩm phân bón lưu hành tại Việt Nam đã được công nhận.
Tuy nhiên, lượng phân bón nhập khẩu hiện vẫn cao gấp hơn 2 lần so với xuất khẩu. Đây là một rào cản rất lớn khi điều hành giá thành sản phẩm nông nghiệp.

Năm 2023, ngành nông nghiệp đã xuất siêu 12,07 tỉ USD, tăng 43,7% và là mức thặng dư thương mại cao nhất từ trước đến nay.
Điều đáng nói, việc phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ bên ngoài khiến giá vật tư nông nghiệp đến tay người nông dân ngày càng cao, không chỉ vậy còn có nguy cơ khan hiếm khi tình hình thế giới tiếp tục biến động.
Trong khi đó, giá cả của nông sản bán ra thị trường lại không ổn định đang làm giảm sức cạnh tranh khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Liên Hợp Quốc dự kiến dân số thế giới sẽ đạt khoảng 9,7 tỷ người vào năm 2050. Kéo theo nhu cầu nông sản thế giới sẽ tăng tương ứng.
Việc hội nhập, mở cửa thị trường đã tạo cơ hội lớn cho ngành. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nước nhập khẩu nông sản đang ngày một siết chặt yêu cầu về nguồn gốc, cấp chứng chỉ xuất khẩu, kiểm tra chất lượng tại các nước xuất khẩu như Việt Nam.
Do đó, các Bộ, ban ngành cần tiếp tục điều chỉnh các loại thuế, phí có liên quan đến sản xuất vật tư nông nghiệp, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng, có chính sách hoàn thuế, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu,… để giá các mặt hàng vật tư nông nghiệp thiết yếu như phân bón, thuốc trừ sâu có thể giảm xuống, bớt khó khăn cho nông dân.


Ngày hội kết nối kinh doanh 2025 vừa là cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu về sản phẩm, năng lực lẫn nhau; vừa là nơi kết nối với cộng đồng doanh nhân trẻ, đối tác trong và ngoài nước.
Việt Nam đang là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp châu Âu muốn được mở rộng đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, các động lực tăng trưởng mới, các ngành nghề mới nổi,
Tọa đàm “Đối thoại Hà Nội 2025 Kỷ nguyên mới - Vận hội mới”, do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức chiều ngày 28/2, đã thu hút đông đảo các doanh nhân, nhà đầu tư của các tỉnh, thành cả nước.
Tình hình tài chính khó khăn khiến Nhựa Rạng Đông bị nhảy nhóm nợ xấu, kéo theo việc mất khả năng thanh toán và chậm công bố báo cáo tài chính.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế suất hiện nay (20%) để hỗ trợ khu vực này phát triển bền vững.
Để duy trì hoạt động và đáp ứng kịp tiến độ xuất khẩu trước những tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, nhiều đơn vị trong ngành dệt may đang đẩy mạnh tuyển dụng và bổ sung nhân lực.
0