Văn phòng cho thuê trước xu hướng xanh hoá
Dù mới xuất hiện tại Việt Nam vài năm gần đây nhưng chứng nhận công trình xanh cho các toà nhà văn phòng đang nhận được sự quan tâm lớn của chủ đầu tư các dự án.
Năm 2021, thị trường Hà Nội chào đón hai điểm sáng về bất động sản văn phòng chất lượng quốc tế đạt công trình xanh là tòa nhà Capital Place Hà Nội và tòa TechnoPark Tower. Trong đó, Capital Place đạt chứng chỉ Leed Gold, TechnoPark Tower đạt chứng chỉ Leed Platinum với gần 110.000 m2 diện tích văn phòng xanh.
Năm 2022-2023, Hà Nội tiếp tục đón nhận ba dự án Leed Gold là toà nhà văn phòng Oriental Square, Lancaster Luminaire, Bi Eco Suites Hanoi và dự kiến trong 2025, các dự án xanh như Grand Terra, Taisei Square Hà Nội và Tiến Bộ Plaza cũng sẽ gia nhập thị trường.

Không phải ngẫu nhiên, xu hướng văn phòng xanh vừa mới xuất hiện đã nở rộ trên thị trường. Theo Thông tư 96/2020 của Bộ Tài chính, các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam phải công bố báo cáo ESG, đánh giá tác động môi trường và xã hội. Chính vì vậy, tất cả các doanh nghiệp đều cần đánh giá các tiêu chí như phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng và nước. Thị trường văn phòng đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về nhu cầu thuê các tòa nhà mới, được xây dựng, hoàn thiện với hệ thống kỹ thuật chất lượng cao là công trình xanh bền vững và thân thiện với môi trường.
Việt Nam cam kết đến năm 2050 sẽ là quốc gia đạt mức phát thải ròng bằng “0”. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức của các công ty bất động sản trong khu vực, bởi nhu cầu phát triển bất động sản xanh, thuê văn phòng xanh đang được đẩy mạnh. Muốn có khách hàng dài hạn, doanh nghiệp phải xây dựng danh mục đầu tư bất động sản bền vững, được cấp chứng chỉ EGS - tiêu chuẩn cao nhất về đánh giá tác động môi trường và xã hội.
Các chuyên gia cũng nhận định, chứng chỉ xanh ngày càng quan trọng đối với thị trường văn phòng cho thuê. Việc cải thiện và nâng cấp các tòa nhà cũ chưa có chứng nhận xanh cũng đang trở nên thiết yếu nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tại Hà Nội, một số lượng lớn các tòa nhà cũ, không đạt các tiêu chuẩn xanh có thể sẽ phải đối diện với áp lực phải giảm giá để cạnh tranh nếu không có các chiến lược cải tạo, nâng cấp phù hợp.
Một ưu điểm đầu tiên đến từ phát triển công trình xanh đến từ việc khẳng định thương hiệu và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm bất động sản trên thị trường. Trở thành những người tiên phong thì sẽ luôn có lợi cho việc đi đầu thị trường cũng như là thu hút các cái lợi thế khác ví dụ như hình ảnh, quảng bá, quỹ đầu tư đến từ trường quốc tế”
Theo khảo sát, các tòa nhà đạt chứng chỉ xanh có mức giá thuê cao hơn 10% so với các tòa nhà thông thường bởi khách thuê và nhà đầu tư ngày càng ưa chuộng các tiêu chí xanh trong khi các tòa nhà không đạt tiêu chuẩn này đối mặt nguy cơ tăng tỉ lệ trống. Việc cam kết cắt giảm phát thải, giữ vững môi trường, phát triển bền vững đang trở thành “luật chơi mới” cho những ai muốn đi xa trong câu chuyện kinh doanh trong nước và toàn cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa chính doanh nghiệp cũng cần có chiến lược mới để thích ứng, gia tăng năng lực cạnh tranh.


TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng hàng chục nghìn căn nhà ở xã hội mỗi năm nhưng nhiều dự án vẫn đang kéo dài vì thủ tục pháp lý, khiến hàng nghìn người mất cơ hội an cư lạc nghiệp.
Nhiều du khách thích thuê căn hộ thay vì khách sạn khi đến TP.HCM nhưng từ nay, Quyết định số 26 đã cấm hình thức lưu trú ngắn ngày tại chung cư.
Nguồn cung căn hộ được mở bán trong năm nay được dự báo là dồi dào hơn năm ngoái, song giá cả còn đắt nên nhiều người phải tính đến phương án thuê nhà.
19 hộ dân ở chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, được bốc thăm căn hộ tái định cư, dự kiến nhận nhà vào quý IV/2027.
Giá thuê nhà ở xã hội tại các chung cư cao tầng ở Hải Phòng sẽ dao động từ 32.000 đồng/m² đến 121.900 đồng/m², theo công bố mới đây của Sở Xây dựng Hải Phòng.
Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Văn Được cho biết, Quỹ nhà giá rẻ của Thành phố sẽ mở rộng ra thanh niên, công nhân… phục vụ nhóm thu nhập trung bình, không giới hạn như nhà ở xã hội.
0