Vấn đề nhập cư được quan tâm trong cuộc bầu cử Mỹ
Hai ứng cử viên Kamala Harris của Đảng Dân chủ và Donald Trump của Đảng Cộng hòa có cách nhìn khác nhau về vấn đề nhập cư. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với đài Fox News, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã phải đối mặt với những câu hỏi về cách thức chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp ở biên giới phía Nam.
Bà Harris cho rằng, làn sóng nhập cư gia tăng chủ yếu là do chính quyền trước đây của đảng Cộng hòa đã thiếu hành động nên không thông qua được dự luật nhập cư lưỡng đảng. Việc đảo ngược chính sách nhập cư của chính quyền cũ là một thách thức đối với chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Biden.
Bên cạnh đó, bà Harris cũng nhấn mạnh nếu được bầu làm Tổng thống Mỹ, chính quyền của bà sẽ không chỉ đơn thuần tiếp tục các chính sách hiện tại. Trong khi đó, ông Trump lại nỗ lực thu hút cử tri nhờ quan điểm cứng rắn về nhập cư và an ninh. Ông cho rằng người nhập cư ở Ohio đã cướp mất việc làm của những người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha.
Trước đó, ông Trump hứa sẽ bổ sung 10.000 lính biên phòng nếu được bầu làm Tổng thống. Quan điểm cứng rắn về nhập cư và an ninh nội địa này đã giúp ông Trump tiếp tục duy trì sự ủng hộ từ nhóm cử tri bảo thủ. Cho đến thời điểm hiện nay, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa bà Harris và ông Trump diễn ra khá cân bằng và đầy kịch tính. Trong các cuộc thăm dò mới nhất, đương kim Phó Tổng thống Harris vẫn đang dẫn trước đối thủ của mình nhưng khoảng cách đang có xu hướng ngày càng thu hẹp lại.


Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.
Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.
Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa. Những biện pháp này không chỉ châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại, mà còn làm lung lay niềm tin vào hệ thống thương mại tự do mà Mỹ từng dẫn dắt.
Các cơ quan liên quan của Myanmar đã có buổi làm việc với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar về kết quả tìm kiếm cứu nạn và giai đoạn tiếp theo trong chiều tối muộn ngày 3/4, tại Thủ đô Naypyidaw.
Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
0