Vai trò của mạng xã hội trong cuộc bầu cử Indonesia

Indonesia là nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á và là quốc gia đông dân thứ 4 thế giới. Gần 205 triệu cử tri Indonesia đã đăng ký bỏ phiếu bầu cử tổng thống vào ngày 14 tháng 2 để tìm người kế nhiệmông Jokowi, người đã nắm quyền suốt một thập kỷ và theo hiến pháp, ông không thể giữ chức quá hai nhiệm kỳ. Trong cuộc bầu cử này, mạng xã hội đang đóng vai trò quan trọng, giúp các ứng cử viên tiếp cận với các cử tri trẻ.

Quốc gia Indonesia có 3 múi giờ và các điểm bỏ phiếu đầu tiên ở phía đông sẽ mở cửa lúc 22:00 GMT ngày 13/2 và tất cả sẽ đóng cửa trước 06:00 GMT ngày 14/2. Các phòng bỏ phiếu sẽ được giám sát bởi các quan chức bầu cử, đảng viên và quan sát viên độc lập nhằm ngăn chặn việc thao túng kết quả bỏ phiếu.

Các ứng cử viên bao gồm ông Ganjar Pranowo, cựu Thống đốc trung Java, ông Anies Baswedan, cựu Thống đốc Jakarta và Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto - người đang cố gắng tranh cử tổng thống lần thứ 3.

Vai trò của mạng xã hội trong cuộc bầu cử Indonesia

Dựa trên dữ liệu từ các cuộc khảo sát, ông Prabowo đang là ứng cử viên tiềm năng nhất. Trong cuộc khảo sát hồi tháng 1/2024 của Indikator Politik, ông đang dẫn trước với khoảng cách lên tới 20 điểm cùng với 45,8% tỷ lệ ủng hộ. Hai ứng cử viên còn lại là ông Ganjar và ông Anies nhận được tỷ lệ ủng hộ gần như ngang bằng nhau.

Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 1 của Indikator Politik Indonesia, trong thời gian tranh cử, TikTok đã trở thành nguồn thông tin chính trị được người Indonesia sử dụng nhiều thứ hai, sau truyền hình.

TikTok đã trở thành nguồn thông tin chính trị được người Indonesia sử dụng

Bản thân chiến dịch tranh cử của ứng cử viên hàng đầu Prabowo chủ yếu dựa vào việc sử dụng mạng xã hội và quảng bá các vũ điệu lan truyền.

Nhiều thanh niên Indonesia đã trở nên quý mến ông Prabowo, đặc biệt là những điệu nhảy vụng về “đáng yêu” “dễ thương” ở nơi công cộng đã lan truyền trên TikTok, giúp ông tiếp cận được một nhóm cử tri quan trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Pháp François Bayrou cho rằng việc áp thuế là một “cơn địa chấn” và Mỹ sẽ là nước chịu thiệt hại đầu tiên.

Mỹ tiếp tục tiến hành hàng loạt các cuộc không kích dữ dội nhằm vào Phong trào Houthi tại Yemen trong ngày 5/4, trong đó ít nhất có bảy cuộc tấn công nhằm vào khu vực Hafasin thuộc tỉnh Saada.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được cho là có thể trở thành người dẫn đầu các cuộc tiếp xúc giữa châu Âu và Nga, giữa lúc nỗ lực hòa giải xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra dưới sự dẫn dắt của Mỹ.

Quân đội Israel hôm 5/4 thông báo đã triển khai lực lượng đến hành lang an ninh mới ở phía Nam Dải Gaza, trong bối cảnh Tel Aviv tiếp tục gia tăng sức ép lên Hamas.

Hàng loạt tập đoàn tài chính lớn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng thuế đối ứng.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dự kiến đến thăm Nhà Trắng vào ngày 7/4 để đàm phán trực tiếp với Tổng thống Donald Trump về chính sách thuế quan mới của Mỹ.