Ủy ban TVQH cho ý kiến về các dự thảo Luật

Sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Căn cước và dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Về tên gọi của dự thảo Luật Căn cước và tên thẻ căn cước, có ý kiến cho rằng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc về tên gọi của Luật.

Từ những vấn đề trên, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, việc điều chỉnh tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước là hoàn toàn phù hợp cả về phạm vi và đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật; đạt các mục đích quản lý và phục vụ nhân dân. Vì vậy, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước như Chính phủ trình.

Về cấp, quản lý căn cước điện tử, có ý kiến nhất trí sự cần thiết quy định về căn cước điện tử trong dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị báo cáo thêm về vấn đề bảo mật của thẻ căn cước gắn chip vì dễ bị xâm nhập, theo dõi.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, theo báo cáo của cơ quan soạn thảo, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, chống lại việc làm giả thẻ. Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ. Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập và truy xuất dữ liệu.

Đối dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Chính phủ đã có báo cáo đánh giá tác động về biên chế, kinh phí và điều kiện bảo đảm cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Theo đó, việc hình thành Tổ bảo vệ an ninh trật tự và dự tính kinh phí thì sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất với đề nghị làm rõ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chịu sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân cùng cấp và sự phân công, hướng dẫn, kiểm tra của Công an cấp xã.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Hội nghị Trung ương 11 (khóa XIII), Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu, quán triệt đầy đủ, thấu tháo, kỹ lưỡng các nội dung của Nghị quyết; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện, trong đó chú trọng xây dựng công tác cán bộ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội.

Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.

Chính phủ nêu rõ số lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá trước sắp xếp và trong 5 năm phải bố trí lại theo đúng quy định tinh giản biên chế.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII là hội nghị mang tính lịch sự, quyết sách những vấn đề rất quan trọng, đột phá cho giai đoạn cách mạng mới, tạo ra khí thế mới, xung lực mới cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đưa đất nước vào bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ gồm 6 tiêu chí dựa trên lịch sử hình thành, phát triển, quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, các yếu tố cấu thành đơn vị hành chính cấp tỉnh và kinh nghiệm quốc tế.